Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 11
Tháng 10 : 39
Năm 2021 : 1.179
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bắc Giang: Sơ kết 01 năm thực hiện Đề án ngoại ngữ, triển khai Đề án Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông

Sáng ngày 13/9/2017, tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh đã tổ chức sơ kết 01 năm triển khai Đề án đổi mới dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2016-2020; triển khai Đề án đẩy mạnh dạy Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị

Sáng ngày 13/9/2017, tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh đã tổ chức sơ kết 01 năm triển khai Đề án đổi mới dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2016-2020; triển khai Đề án đẩy mạnh dạy Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.Toàn cảnh hội nghị.

Tham dự hội nghị, về phía Văn phòng UBND tỉnh có các đồng chí Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng phòng Khoa giáo - Văn xã; đại diện lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Về phía UBND các huyện, thành phố có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn xã cùng Trưởng phòng GD&ĐT. Về phía ngành giáo dục có các đồng chí lãnh đạo Sở GD&ĐT, Trưởng các phòng Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học - Giáo dục Dân tộc, Giáo dục Thường xuyên, chuyên nghiệp, Tổ chức cán bộ, Kế hoạch tài chính, Văn phòng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT và cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT trực tiếp theo dõi triển khai các Đề án.

Các đại biểu tham dự hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghị.

 

Nhìn lại 01 năm thực hiện Đề án đổi mới dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2016-2020

 

Ngày 30/5/2016, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 302/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án đổi mới dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là ĐATA). Mục tiêu của Đề án được xác định là: Đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; triển khai nghiêm túc, đồng bộ Chương trình mới ở các cấp học; tuyển dụng, bố trí đủ giáo viên để đảm bảo triển khai dạy và học từ cấp Tiểu học ngay từ năm học 2016-2017; đổi mới công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học bộ môn. Phấn đấu đến năm 2020, học sinh phổ thông được học Chương trình mới đạt chuẩn theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam; đa số học sinh tốt nghiệp THPT có năng lực sử dụng tiếng Anh độc lập, tự tin trong giao tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

Ngay sau khi phê duyệt ĐATA, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, và UBND các huyện, thành phố, đặc biệt là ngành giáo dục tích cực tuyên truyền, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 31/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nội dung của ĐATA nhằm tạo sự đồng thuận giữa các cấp, các ngành trong triển khai và tổ chức thực hiện, đồng thời, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Đ/c Trần Tuấn Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trình bày dự thảo báo cáo ĐANN.Đ/c Trần Tuấn Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trình bày dự thảo báo cáo ĐANN.

Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ĐATA của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, hướng dẫn các đơn vị triển khai; ban hành các văn bản chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án; chuẩn bị tốt các điều kiện tiến hành triển khai mở rộng Chương trình tiếng Anh 10 năm; tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, tổ chức làm việc với các huyện, thành phố, các đơn vị; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể theo từng năm học bám sát các chỉ tiêu, lộ trình và tiến độ của Đề án đề ra. Đến tháng 5/2017, đã có 10/10 phòng GD&ĐT, 46/46 đơn vị trường học xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện Đề án.

 

UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết Kế hoạch thực hiện Đề án theo quy định; chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với các Sở Ngoại vụ, Lao động-Thương binh và Xã hội và Công an tỉnh xây dựng bộ thủ tục chuẩn về cấp phép cho người nước ngoài vào làm việc tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

 

Sau 01 năm triển khai Đề án, nhìn chung các mục tiêu, nhiệm vụ đã được các địa phương và ngành giáo dục tổ chức triển khai thực hiện bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Việc triển khai dạy và học tiếng Anh theo Đề án đã nhận được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương. Ngành giáo dục tích cực tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Đề án theo lộ trình. Đội ngũ giáo viên trên cơ sở bố trí, sắp xếp và tuyển mới cơ bản đảm bảo đủ số lượng để triển khai dạy học tiếng Anh các cấp theo lộ trình của Đề án. Công tác bồi dưỡng được chú trọng, đặc biệt các khóa tập huấn do giáo viên bản ngữ tham gia đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học tiếng Anh được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm đầu tư, trang bị theo hướng hiện đại (như huyện Lạng Giang, Việt Yên, TP Bắc Giang, Tân Yên và Hiệp Hòa). Việc triển khai dạy, học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết, từng bước đi vào nền nếp, góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường ngoại ngữ và nâng cao chất lượng dạy, học tiếng Anh bước đầu đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao kỹ năng giao tiếp của giáo viên và học sinh. Chất lượng dạy và học tiếng Anh đã có chuyển biến tích cực cả ở giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn, đa số học sinh đã tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài; kỳ thi HSG văn hóa cấp quốc gia lớp 12 năm 2017, môn tiếng Anh có 6/6 HS đạt giải; thi tiếng Anh qua mạng toàn quốc lớp 5 có 43/50 em đạt giải, lớp 9 có 46/50 em đạt giải, lớp 11 có 36/50 em đạt giải.

Các đại biểu tập trung tại hội nghị.Các đại biểu tập trung tại hội nghị.

Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian 01 năm học, nhiều nội dung triển khai ĐATA vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, trong đó có việc bố trí đội ngũ giáo viên, giáo viên cốt cán còn lúng túng, chưa hợp lý dẫn tới tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số địa phương như Lục Ngạn, Sơn Động... chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, chưa được khảo sát thường xuyên theo yêu cầu của vị trí việc làm; cơ sở vật chất, đặc biệt là phòng học tiếng Anh còn thiếu, nhiều cơ sở giáo dục đã được trang bị nhưng việc khai thác, đưa vào sử dụng còn chưa hiệu quả, gây tốn kém, lãng phí; kết quả môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia của tỉnh còn thấp so với mặt bằng chung cả nước; chất lượng dạy học tiếng Anh vẫn còn chênh lệch nhiều giữa các địa phương trong tỉnh, giữa các đơn vị trên cùng một địa bàn huyện, thành phố...

 

Tiền đề cho những bước chuyển lớn trong đổi mới quản lý và dạy học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

Ngày 06/9/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 550/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là ĐATH&CNTT).

 

Mục tiêu tổng thể của Đề án nhằm tăng cường ứng dụng CNTT, đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành của toàn ngành GD&ĐT; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GD&ĐT; đổi mới toàn diện việc dạy và học tin học trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đặc biệt triển khai có hiệu quả ngay từ những năm đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, bảo đảm các mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; từng bước kiện toàn đội ngũ giáo viên dạy học tin học, cán bộ chuyên trách CNTT tại các đơn vị, cơ sở giáo dục có đủ năng lực, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm trên cơ sở sắp xếp, bố trí đủ số lượng giáo viên tin học và nhân viên CNTT; rà soát, chuẩn hóa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học bộ môn Tin học và ứng dụng CNTT tại các trường phổ thông và toàn ngành giáo dục.

Đ/c Nguyễn Văn Thêm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trình bày dự thảo hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện ĐATH&CNTT.Đ/c Nguyễn Văn Thêm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trình bày dự thảo hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện ĐATH&CNTT.

Có thể khẳng định rằng ĐATH&CNTT có phạm vi, tác động sâu rộng đối với toàn ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang, là tiền đề quan trọng để ngành giáo dục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tiếp cận sớm với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt đối với bộ môn tin học trong trường phổ thông trên cơ sở bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ giáo viên, chuẩn hóa, trang bị cơ sở vật chất theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới đã xác định, theo hướng đồng bộ, liên thông giữa các cấp học; góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

 

Những chia sẻ, kiến nghị từ thực tiễn của địa phương đối với ĐATA và ĐATH&CNTT

 

Dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương, tại hội nghị đã có trên 11 ý kiến tham luận của lãnh đạo UBND, trưởng phòng GD&ĐT các huyện và thành phố, đại diện lãnh đạo các Sở. Trong đó, nội dung tập trung chia sẻ những giải pháp, cách làm sáng tạo của mỗi địa phương, cùng với đó là những kiến nghị, đề xuất trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện ĐATA.

Đ/c Tạ Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa tham luận.Đ/c Tạ Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa tham luận.

Những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong triển khai ĐATA cơ bản xoay quanh việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên chưa hợp lý dẫn tới hiện tượng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ảnh hưởng tới chất lượng dạy học ngoại ngữ, gây khó khăn trong việc chuyển tiếp, liên thông giữa các cấp học. Bên cạnh đó vẫn còn có một bộ phận giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ngại tham gia các hoạt động giao lưu chuyên môn, nghiệp vụ, giao tiếp với người nước ngoài; cơ sở vật chất phục vụ dạy ngoại ngữ vẫn còn đầu tư hạn chế, thiếu phòng học ngoại ngữ, một số đơn vị chưa khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất hiện có...

Đ/c Trần Thị Minh Sử, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn tham luận.Đ/c Trần Thị Minh Sử, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn tham luận.

Nhiều kiến nghị của các đơn vị, địa phương chủ yếu tập trung ở nội dung cơ chế bố trí, bổ sung, sắp xếp đội ngũ giáo viên; liên kết, tạo nguồn giáo viên bản ngữ, tạo điều kiện để địa phương chủ động, giải pháp về đào tạo, đào tạo lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ; hướng dẫn các địa phương trong việc thu hút nguồn lực xã hội hóa, đầu tư chuẩn hóa hạ tầng cơ sở vật chất gắn với việc đào tạo, chuyển giao và đánh giá hiệu quả đầu tư...

 

Nhìn chung, các ý kiến đều nhất trí với nội dung dự thảo báo cáo 01 năm triển khai ĐATA và hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện ĐATH&CNTT, trong đó đối với kế hoạch thực hiện ĐATH&CNTT các ý kiến đều thống nhất điều chỉnh lại thời gian hoàn thiện kế hoạch của các địa phương trong tháng 10/2017.

Đ/c Khuông Văn Thông, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tham luận tại hội nghị.Đ/c Khuông Văn Thông, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tham luận tại hội nghị.

Tại hội nghị, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị, thay mặt lãnh đạo Sở GD&ĐT, NGƯT. Nguyễn Đức Hiền - TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT đã trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của lãnh đạo các sở, ngành và sự quan tâm, vào cuộc của UBND các huyện, thành phố. Qua các ý kiến tham luận tại hội nghị, đồng chí đã làm rõ hơn một số nội dung tại báo cáo 01 năm triển khai ĐATA và dự thảo kế hoạch hướng dẫn ĐATH&CNTT. Trong đó, xác định quan điểm, định hướng về thực hiện đổi mới theo nội dung, chương trình giáo dục phổ thông mới và kế hoạch dạy học đối với các cấp học theo tinh thần Nghị quyết số 88 năm 2014 của Quốc hội để các địa phương có hướng bố trí, sắp xếp đội ngũ một cách hợp lý, khoa học; riêng đối với cấp tiểu học, đồng chí đề xuất UBND tỉnh nhất trí với mục tiêu 100% các trường được tổ chức dạy học 02 buổi/ngày; hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động của đội ngũ giáo viên cốt cán, chế độ làm việc đối với giáo viên cốt cán để tạo cơ chế thuận lợi cho địa phương bố trí lực lượng nòng cốt, thay mặt phòng GD&ĐT làm đầu mối chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, hoạt động chuyên môn trong đó có môn ngoại ngữ và tin học; đồng thời, đồng chí khẳng định một lần nữa việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của các đề án cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn, đảm bảo các điều kiện triển khai và tuyệt đối không chạy theo thành tích.

NGƯT. Nguyễn Đức Hiền, TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT làm rõ một số nội dung trong dự thảo báo cáo và hướng dẫn.NGƯT. Nguyễn Đức Hiền, TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT làm rõ một số nội dung trong dự thảo báo cáo và hướng dẫn.

 

Bước chuyển của ngành giáo dục trong việc đẩy mạnh dạy học ngoại ngữ, tin học và ứng dụng CNTT

 

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương một lần nữa khẳng định trong bối cảnh xã hội bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, ngoại ngữ và tin học có vị trí, vai trò quan trọng góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.

 

Đối với việc thực hiện ĐATA, nhìn lại 01 năm thực hiện, đồng chí đã khẳng định 03 kết quả nổi bật đạt được đó là: (1) có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành, nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh; (2) nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành về cơ sở vật chất, đội ngũ; (3) tạo được chuyển biến bước đầu về quy mô, phương pháp, chất lượng và tạo nên phong trào học tiếng Anh sôi nổi trong toàn tỉnh. Đồng chí cũng phân tích, chỉ rõ một số hạn chế, tồn tại sau 01 năm thực hiện Đề án. Đồng chí khẳng định, trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện ngày càng tốt hơn Đề án này trên cơ sở kết quả, kinh nghiệm của năm đầu triển khai. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương.

Trước mắt tập trung tháo gỡ khó khăn; giao Sở GD&ĐT tiếp tục tham mưu, chỉ đạo thực hiện Đề án theo đúng lộ trình; các huyện và thành phố tiến hành sơ kết, đánh giá 01 năm thực hiện Đề án để khắc phục những bất cập nhằm thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Trong đó, chủ động rà soát, bố trí sắp xếp số giáo viên tiếng Anh hiện có; khắc phục tình trạng cùng một địa bàn lại có nơi thừa, nơi thiếu. Những nơi quá thiếu mà phụ huynh và học sinh có nhu cầu cho con em học tập thì có thể hợp đồng giáo viên tiếng Anh, tuy nhiên phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Việc tổ chức cho học sinh học tiếng Anh với người nước ngoài phải được phụ huynh đồng thuận. Ưu tiên tuyển giáo viên tin học, tiếng Anh trong những năm tới để bảo đảm đủ theo yêu cầu thực tiễn. Rà soát cơ sở vật chất để đầu tư, bổ sung phù hợp đi đôi với đẩy mạnh xã hội hóa. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường bồi dưỡng, đổi mới việc sát hạch giáo viên. Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực. Bảo đảm chất lượng thực chất, không chạy theo thành tích, song phải bám sát mục tiêu: học sinh tốt nghiệp phổ thông có thể tự tin giao tiếp được bằng Tiếng Anh. Các huyện nên xây dựng mô hình, tạo điều kiện cho học sinh được tham gia trải nghiệm các hoạt động sử dụng Tiếng Anh.

 

Đối với ĐATH&CNTT, đồng chí nhấn mạnh đây là cơ hội làm chuyển biến công tác ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề dạy tin học cho học sinh. Do vậy, ngành GD&ĐT cần chủ trì hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Đề án; ngành giáo dục tiến tới phải là một trong những ngành đi đầu trong việc ứng dụng CNTT, tránh để tụt hậu về CNTT so với các ngành khác. UBND các huyện và thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án xong trong tháng 10/2017, báo cáo UBND tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng lộ trình của Đề án.

 

Trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu thế hội nhập toàn cầu của một “thế giới phẳng”, “cuộc sống số” như hiện nay, ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, và tin học là những công cụ vô cùng quan trọng để chúng ta tự tin hội nhập. Là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc tham mưu UBND tỉnh ban hành 2 đề án về ngoại ngữ và tin học, ứng dụng CNTT, hy vọng chất lượng dạy và học của Bắc Giang, nhất là chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học sẽ nhanh chóng được cải thiện theo hướng ngày càng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

 

BBT.th

Sở GD&ĐT Bắc Giang


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip
Văn bản mới
Tài liệu mới