--- templateKey: about-page title: About our values --- ![Test image](/img/blog-index.jpg 'Grown') ## GIỚI THIỆU CHUNG Từ tháng 3 năm 2015, lớp học đặc biệt Akari đã tổ chức mô hình can thiệp sớm dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Đến tháng 6 năm 2015 đã tổ chức mô hình can thiệp giáo dục đặc biệt và hướng nghiệp cho nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt trên 7 tuổi ít có khả năng và cơ hội học hòa nhập. Chúng tôi cho rằng một lớp học linh hoạt, phù hợp với khả năng của từng cá nhân trẻ sẽ giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng học tập, học hỏi những kỹ năng mà các trẻ bình thường khác học được và có thể độc lập hết mức có thể trong khả năng của trẻ. Chúng tôi cho rằng một lớp học tốt phụ thuộc rất nhiều vào việc chia sẻ trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần tham gia, đòi hỏi nỗ lực của tất các các thành viên từ ban quản lý lớp, các giáo viên, quý vị phụ huynh, các em học sinh và các lực lượng trợ giúp… Để có thể làm được điều này, cần có sự thống nhất trong cách hiểu thế nào là giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt? một môi trường tốt cho trẻ cần phải như thế nào? Mỗi thành viên cần phải có vai trò gì? Làm thế nào để trẻ trở thành một thành viên trong cộng đồng? … Vì vậy, chúng tôi xây dựng và phát triển chương trình học dựa trên cơ sở sự tham gia của tất cả các thành viên lớp học Chúng tôi hiểu rằng vẫn còn nhiều người, nhiều cha mẹ còn đang do dự, hoài nghi về khả năng học tập của các trẻ có nhu cầu đặc biệt. Với những kiến thức được đào tạo bài bản và những kinh nghiệm lâu năm làm việc cùng trẻ, chúng tôi tin tưởng các em luôn có khả năng học tập và có thể tiến bộ rất nhiều nếu nhận được sự hỗ trợ phù hợp. Giáo dục và hướng nghiệp là những bước quan trọng để giúp các trẻ hướng tới một cuộc sống độc lập, phát huy tối đa tiềm năng và trở thành thành viên bình đẳng trong cộng đồng. Hòa theo xu hướng giáo dục của thế kỷ 21 mà Unesco đề ra “HỌC ĐỂ BIẾT. HỌC ĐỂ LÀM. HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI. HỌC ĐỂ CÙNG CHUNG SỐNG”, lớp học Akari hướng đến mục tiêu: Xây dựng một cộng đồng mà mỗi thành viên phải nhạn ra rằng mỗi chúng ta, kể cả trẻ có nhu cầu đặc biệt đều có khả năng, năng lực để học và tham gia vào cuộc sống xã hội. Từ đó, cùng xây dựng mô hình lớp học linh hoạt trong đó tất cả trẻ em có thể tham gia và học tập theo đúng khả năng của chính mình. Chúng tôi dựa trên cơ sở thống nhất giữa các thành phần tham gia để thiết lập một môi trường học tập tốt không những cho học sinh mà còn cho tập thể giáo viên và cả gia đình của trẻ. Môi trường học tập hỗ trợ cho các thành viên sau: ### Học sinh - Mỗi học sinh sẽ nhận được sự hỗ trợ cá nhân theo khả năng của bản than - Môi trường học tập có tính kích thích giúp làm tăng khả năng tự quyết định và chủ động trong việc học tập của mỗi cá nhân - Mỗi học sinh được hỗ trợ khả năng giao tiếp bằng cách sự dụng các phương tiện giao tiếp hỗ trợ và thay thế - Học sinh học cách hợp tác với nhau ### Giáo viên - Giáo viên biết tôn trọng nhau không kể đến khả năng và vai trò của mỗi người trong các hoạt động của lớp học - Tạo ra tập thể giáo viên, nhân viên đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau - Giáo viên đảm nhận trách nhiệm lập kế hoạch cá nhân và tiến hành các hoạt động giảng dạy - Giáo viên, nhân viên phát triển các nguồn lực hỗ trợ học tập, hỗ trợ đồng nghiệp ### Toàn lớp học - Ban quản lý lớp học và tập thể giáo viên cùng nhau lập kế hoạch hoạt động cho năm học. - Các thành viên cùng tham gia kiểm tra, đánh giá và phát triển them chương trình lớp học - Nhóm hỗ trợ chuyên môn thường xuyên kết nối, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và nhân viên ### Phụ huynh - Phối hợp chặt chẽ với giáo viên để xây dựng các chương trình giáo dục và hướng nghiệp cho trẻ tại lớp học và tại nhà. - Tham dự các buổi họp phụ huynh, các sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt động phát triển chuyên môn để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động can thiệp cho con. ## GIỚI THIỆU VỀ NHÓM LỚP GDĐB VÀ HƯỚNG NGHIỆP BÁN TRÚ Lớp học được dành cho những trẻ em mắc những dạng KT khác nhau như KT trí tuệ, tự kỷ, HC Down, bại não, đa tật, … theo hình thức bán trú. Các hoạt động học tập bao gồm: vòng tròn giao tiếp, kỹ năng sống, hoạt động tự do, toán và đọc viết ứng dụng, mỹ thuật, âm nhạc, thể chất, … nhằm mục đích phát triển các kỹ năng cơ bản sau: - Các kỹ năng trong đời sống sinh hoạt thường ngày - Các kỹ năng xã hội - Các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ - Khả năng tư duy và kiến thức - Vận động và cảm nhận - Hướng nghiệp và tạo việc làm - … Sự phát triển của những kỹ năng này có vai trò quan trọng với mỗi cá nhân trẻ vì chúng là tiền đề cho việc học và giúp trẻ có thể tự quyết định tham gia trong sinh hoạt hang ngày. Lớp học thực hiện chương trình giáo dục bán trú với một ngày học bắt đầu từ 7g30 sáng và kết thúc vào lúc 5g30 chiều. Học sinh được phụ vụ ăn trưa, ăn chiều và nghỉ trưa với những điều kiện thuận tiện nhất. Các hoạt động và mục tiêu của nhóm lớp lớn được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên biệt. Các chương trình giáo dục phổ thông là nền tảng của việc định hướng kiến thức ứng dụng trong việc đọc viết và tính toán cũng như là việc học một số kỹ năng sống cần thiết. Các chương trình giáo dục chuyên biệt (như PEP-R, TEACCH, Quản lý hành vi, Giao tiếp với trẻ em, Small Steps.v.v…) Dựa trên các chương trình này, giáo viên xây dựng các mục tiêu can thiệp cá nhân để tổ chức các hoạt động học trên lớp, hỗ trợ cho trẻ ngoài giờ học chung giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết phù hợp với khả năng riêng của trẻ. ## CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA LỚP CHÚNG TÔI
Lịch trình Nội dung – Mục tiêu: CON TỰ LÀM ĐƯỢC
Đón trẻ - Rèn nếp sinh hoạt cá nhân Giáo viên của lớp luôn sẵn sàng đón trẻ tại cửa, hướng dẫn các quy tắc giao tiếp thông thường và hướng dẫn trẻ các nếp sinh hoạt cá nhân như cởi giày dép, treo mũ và áo khoác, cất ba lô, cặp sách, …
Giáo dục thể chất và giác quan

Lớp học duy trì nền nếp vận động, tập thể dục theo nhạc, theo hướng dẫn để phát triển thể chất và các hoạt động vận động phối hợp cho học sinh

Các giáo viên cũng thiết kế các hoạt động mang tính kích thích giác quan nhằm tập trung vào việc cảm nhận các nguyên vật liệu và các đồ vật cơ bản như nước, cát, giấ, bóng, không gian, tiếng ồn, màu sắc, … thông qua các hoạt động như cầm nắm, xé giấy, ném – bắt bóng, rót nước, …

Các hoạt động tuân theo nền nếp: Bài tập thể dục chung - định hướng chọn hoạt động – trải nghiệm hoạt động – kết thúc hoạt động

Chào hỏi buổi sáng

Là thời điểm giáo viên và học sinh chào hỏi nhau, trao đổi thông tin và lập kế hoạch hoạc tập trong ngày với thời khóa biểu bằng tranh hoặc hệ thống chữ viết nhằm giúp học sinh phát triển tư duy logic về trình tự các hoạt động trong ngày

Học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi, nêu nhận xét và áp dụng các quy tắc trong giao tiếp.

Can thiệp cá nhân

Là tiết học được xây dựng nhằm đáp ứng tối đa các mục tiêu cá nhân của từng trẻ.

Các em học cách lập kế hoạch, ra quyết định học những gì, học trong bao lâu, học với ai và học như thế nào.

Các em biết tìm kiếm sự trợ giúp, được giáo viên trợ giúp kịp thời và phù hợp.

Đồ dùng học tập bao gồm các lĩnh vực khác nhau: hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, đồ dung phát triển giác quan, học toán và đọc viết ứng dụng, …

Hoạt động thực hành kỹ năng sống

Học sinh được hướng dẫn tự thực hiện các hoạt động chăm sóc cá nhân dựa trên khả năng của từng em, bao gồm việc rửa tay, rửa mặt, đánh rang, thay quần áo, đi giày dép, vệ sinh sau khi đại tiện, …

Học sinh được hướng dẫn thực hiện các hoạt động liên quan đến việc nấu ăn như đi mua đồ ăn, chuẩn bị món ăn, đọc viết các công thức nấu ăn, tính toán lượng thực phẩm dung để nấu món ăn, …

Đọc – viết ứng dụng

Học sinh làm quen với hoạt động đọc và viết không chỉ trong các tiết học đọc học viết mà còn vận dụng để đọc các biểu tượng bằng hình ảnh nhìn thấy trên đường đi, trong sách báo, khi xem phim, …

Lớp học sử dụng các dạng biểu tượng để hỗ trợ việc học đọc và viết cho học sinh như tranh ảnh, hình biểu tượng, nhãn hiệu, chữ cái, từ, …

Toán ứng dụng Chúng tôi giúp học sinh vận dụng kiến thức toán học vào các tình huống hang ngày và các hoạt động thực tiễn như đo, đếm khi chuẩn bị món ăn, khi dọn cơm, sử dụng tiền để đi chợ, lập kế hoạch khi đi dã ngoại, …

Ăn trưa

Ngủ trưa

Đây là khoảng thời gian để rèn cho học sinh các quy tắc trong ứng xử xã hội thông thường như kỹ năng ăn uống trong nhóm, mời trước khi ăn, trò chuyện trong khi ăn, thu dọn bàn ăn, …

Ngủ trưa cũng là khoảng thời gian phù hợp để dạy trẻ các kỹ năng chăm sóc gia đình: trải chiếu, sắp xếp chăn gối để ngủ, thu dọn sau khi ngủ dậy, …

Mỹ thuật Hoạt động thủ công kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng thông qua việc sử dụng và khám phá các nguyên vật liệu như nước, vải, giấy, đất sét, bi, cọ vẽ, màu, …
Âm nhạc Là cơ hội giúp học sinh thư giãn, vui vẻ. Các em được cảm nhận các giai điệu khác nhau, các loại nhạc cụ khác nhau.
Dã ngoại

Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa mỗi tháng 2 lần không chỉ nhằm mục đích thư giản khi rảnh rỗi mà là hoạt động giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết, cá kinh nghiệm về môi trường, văn hóa, …

Các hoạt động này cung cấp cơ hội thiết lập các mối quan hệ mới, giao tiếp với môi trường bên ngoài lớp học và gia đình, giúp trẻ phát triển sự định hướng và các kỹ năng tự giúp khi gặp tình huống mới lạ.

Học sinh được hướng dẫn phát triển kỹ năng lập kế hoạch, chuẩn bị cho việc ra ngoài.

Hướng nghiệp

Tuy nhiên, điều thôi thúc chúng tôi xây dựng chương trình hướng nghiệp cho trẻ lớn chính là tạo ra một môi trường sinh hoạt công cộng cho các em khi các em ở độ tuổi trưởng thành. Dù ở giai đoạn phát triển nào thì các em vẫn cần có cộng đồng của mình, vẫn cần được tham gia vào một môi trường sinh hoạt có tập thể, có sự đều đặn trong các hoạt động và là một điều không thể thiếu trong cuộc sống của các em.

Việc có thể kiếm ra tiền để nuôi sống bản thân không phải là mục đích của chương trình hướng nghiệp mà là tạo ra một nơi để các em học cách lao động, hiểu được giá trị của sức lao động và ý nghĩa của việc các em cống hiến sức lao động trong xã hội hiện nay – đó chính là giá trị con người của các em. Chúng tôi mong muốn việc hàng ngày các em được rèn luyện kỹ năng đọc viết, tính toán ứng dụng và học các kỹ năng sống chính là nền tảng để các em tiếp tục học các kỹ năng bán hàng, giao tiếp – trò chuyện với khách hàng, trao đổi hàng hóa, phục vụ.v.v…

Cùng với một kế hoạch trong tương lai không xa, chúng tôi tin tưởng khi đã chuẩn bị cho mình dược các kiến thức, kỹ năng cần thiết,c ác bạn sẽ có một tâm thế tốt để tham gia vào hệ thống cửa hàng như bán hàng đồ dùng học tập, cửa hàng ăn, quán cà phê… do chính nhóm lớp tạo ra. Và đó thực sự là một môi trường phù hợp với các em.

Trả trẻ

Trẻ được chú trọng rèn việc quản lý đồ dùng cá nhân, kiểm tra đồ dùng đầy đủ trước khi rời lớp học ra về.

Là khoảng thời gian trẻ được tự do hoạt động theo ý thích riêng của mình – phát triển kỹ năng tự giải quyết vấn đề, lựa chọn giải trí phù hợp sở thích riêng.

## CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH NGUYỆN VIÊN ### Tập huấn và chia sẻ chuyên môn với phụ huynh và đồng nghiệp Chúng tôi tổ chức các khóa tập huấn, các buổi gặp mặt và chia sẻ kinh nghiệm thường xuyên trong tất cả các tháng làm việc. Chúng tôi có được sự hỗ trợ và chia sẻ từ nhiều nhà chuyên môn trong và ngoài nước về các chủ đề sau: - Hướng dẫn thực hành can thiệp sớm cho cha mẹ và giáo viên - Hướng dẫn các hoạt động phát triển giao tiếp và ngôn ngữ - Hướng dẫn các hoạt động phát triển kỹ năng vận động tinh - Hướng dẫn các hoạt động phát triển toán và đọc viết ứng dụng - Quản lý hành vi - … ### Đồng nghiệp tư vấn cho nhau Đối với chúng tôi, dạy học là một công việc nghiêm túc và khoa học. Tất cả chúng tôi đều cố gắng tìm ra những cách hỗ trợ tốt nhất cho học sinh của mình. Mỗi học sinh có những nhu cầu và kho skhawn khác nhau nên không thể dạy theo một phương pháp cố định nào mà phải phát triển các phương pháp thích hợp, linh động. Chúng tôi chia sẻ về các trường hợp, các vấn đề cần được giải quyết và được thảo luận bởi tất cả các thành viên trong lớp học. Với cách này, chúng tôi phát triển nhiều giải pháp khác nhau từ nhiều cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, đồng thời nâng cao chuyên môn cho mỗi thành viên.