Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 11
Tháng 10 : 39
Năm 2021 : 1.179
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi năm học 2020-2021

Một số giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi năm học 2020-2021

                                       MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HSG 
Giải pháp 1. Đối với Ban giám hiệu:
            - Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội. Tăng cường công tác tham mưu cho chính quyền địa phương, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giáo dục. Nâng cao chất lượng công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
            - Trên cơ sở phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm học ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sinh giỏi.
            - Phân công chuyên môn một cách hợp lý chọn lựa những đồng chí giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm.
          - Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cử giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng.
          - BGH có lịch chỉ đạo cụ thể, trang bị đầy đủ sách nâng cao, tài liệu tham khảo cho giáo viên được phân công dạy.
            - Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thời đại.
            - Có những chế độ động viên, khuyến khích, kịp thời đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi có thành tích cao.
          Giải pháp 2. Đối với giáo viên bộ môn :
          - Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý,  giáo viên có  tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên.
          - Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
          - GV dạy phát hiện  và tự bồi dưỡng  HS ngay trên từng tiết dạy (Bằng nhiều hình thức khác nhau, câu hỏi tư duy…).
          -  Việc lựa chọn đội tuyển cần tiến hành ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
          - Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia.
          - Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi chiều riêng, không nên để gần thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác của học sinh.
          Giải pháp 3. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng:
          - Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…
          - Trong công tác BDHSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh khâu này rất quan trọng.
          - Bước tiếp theo, sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta lập kế hoạch cho HS và cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà tổ chúng tôi thấy đó là hữu hiệu nhất mà tôi sử dụng.
          - Nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.
          - Để giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt.
          - Lý do phải dạy theo nhưng phương châm nêu trên:
+ Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao: Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng loại trước đã. Sau đó mới nâng cao dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra, biết nắm chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này trình độ của học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc.
+ Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút ra phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chắn chưa, nếu chưa chắc chắn cần phải củng cố đến khi được mới thôi.
+ Hầu hết các bài đều có thể quy về một loại nào đó cùng nhiều bài khác có quy tắc giải chung, đó là phổ biến: mỗi loại bài toán có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết được. Nhưng cá biệt có một ít bài không theo những nguyên tắc chung, thuộc những tình huống cá biệt, có thể sử dụng những cách riêng, thường không rõ quy luật, nhưng giải quyết nhanh. Cần phải coi trọng loại bài có nguyên tắc là chính. Loại sau chỉ nên giới thiệu sau khi đã học kỹ loại trên, vì loại đó học bài nào chỉ biết bài đó mà không áp dụng cho nhiều bài khác được.
          - Nên tránh:
+ Một số giáo viên mới bồi dưỡng học sinh giỏi, thường hay nôn nóng, bỏ qua bước làm chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức kỹ năng, kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang.
+ Một số lại coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng, cho học sinh làm nhiều hơn và trước những bài có nguyên tắc chung (coi những bài đó mới là “thông minh”), kết quả là học sinh bị rối loạn, không học được phương pháp tư duy theo kiểu đúng đắn khoa học và thông thường là: mỗi loại sự việc có một nguyên tắc giải quyết, chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc là giải quyết được hầu hết các sự việc.
          - Cuối cùng là công tác kiểm tra kiến thức sau mỗi chủ đề để nắm chắc khả năng tiếp thu, vận dụng của các em từ đó các em rút ra được những sai sót mà sửa chữa, GV cũng có kế hoạch bù đắp những lỗ hỏng (nếu có).
          Về chương trình bồi dưỡng:
          - Giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần.
          - Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt năm học.
          Tài liệu bồi dưỡng:
          - Giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp  trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em  tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho học sinh.
          - Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
          Về thời gian bồi dưỡng:
          - Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì nhà trường đã có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh. (Thông thường thì ít nhầt 1 buổi/ tuần  và nên thực hiện trong thời gian dài)
          Giải pháp 4.  Đối với học sinh:
          - Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.
          - Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi (đây là điều quan trọng).
          - Học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài luyện sách giáo khoa, học sinh cần luyện thêm ở sách tham khảo và tài liệu khác.
          Giải pháp 5.  Đối với phụ huynh:
          - Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
          - Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.
          - Thường xuyên liên lạc với GV, nhà trường để nắm tình hình học tập của con mình.
          Giải pháp 6. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường và khen thưởng
          - Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm… cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Ví dụ: giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích; quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, điện, nước…
          Tôi nghĩ rằng Người thầy giáo có vai trò quyết định nhất đối với kết quả HSG, các em HS có vai trò quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình; Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc rất lớn ở các em học HS. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi giống như chúng ta ươm một mầm non. Nếu chúng ta biết rào, biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ xanh tốt, phát triển.
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip
Văn bản mới
Tài liệu mới