21-02-2008, 18:43 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Đây là một tập thơ khá dài, vì vậy post riêng cho dễ tra cứu.
Đây thôn Vĩ Dạ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay ? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra... Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà ? Các bài đã post: 1. Đây thôn Vĩ Dạ 2. Cao hứng 3. Muôn năm sầu thảm 4. Thư gửi anh 5. Thi sĩ Chàm 6. Trăng vàng trăng ngọc 7. Say nắng 8. Đà Lạt trăng mờ 9. Nước mây 10. Tối tân hôn 11. Bắt chước 12. Huyền ảo 13. Chuỗi cười 14. Mơ hoa 15. Mùa xuân chín 16. Sáng trăng ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
22-02-2008, 13:21 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Cao hứng
Tôi làm trăng cổ độ, Lượng trời rộng bao la Tôi làm Tô Đông Pha Đàn tương tư lạc điệu. Thơ tôi thương huyền diệu Mọc lên đạo từ bi Tôi bắt chước Hi Di Ngủ một trăm ngày dậy. Xem mặt trời đang cháy Là điềm có tiên tri Tôi thấy nàng Tây Thi Giặt sa trên bàn thạch. Tôi yêu trời nguyệt bạch, Tôi say màu thanh thiên, Tôi ưng ả thuyền quyên Ở trong pho tình sử. Cho tôi hoa đền ngự Cho tôi lòng ni cô, Xuân trên má nường Thơ Ngon như tình mới cắn. ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
25-02-2008, 13:02 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Muôn năm sầu thảm
Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm Nhớ thương còn một nắm xương thôi Thân tàn ma dại đi rồi Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan Nghe gió là ôm ngang lấy gió Tưởng chừng như trong đó có hương Của người mình nhớ mình thương Nào hay gió tạt chả vương vấn gì Nhớ lắm lúc như si như tỉnh Nhớ làm sao bải hoải tay chân Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng Mà ngày nào đó vẫn khăng khít nhiều Dẫu đau đớn vì lời phụ rẫy Như mà ta không lấy làm điều Trăm năm vẫn một lòng yêu Và còn yêu nữa rất nhiều em ơi. ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
25-02-2008, 16:33 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Thư gửi anh
Hôm nay vui quá anh Phùng ơi, Buồn xa không đến, lệ không rơi Buồn không thắt ruột, tình không lại Cười nói làm sao cho hả hơi. Thi sĩ Chàm Ta mới thấy xuân vờn trong ánh sáng Muôn sắc hình múa giỡn dưới ao khuya Đôi tháp cao kiêu hãnh với hàng bia Với lau lách ngã mình trong cảnh vắng Sợ chừng như tiếng rụng của sao băng Mà vì đâu những tháng Hời kiêu ngạo Hàng muôn năm sống mãi với đêm sương Mà vì đâu nghe tiếng bật giữa im lìm Như mơ tiếc những thời hung bạo Phải người chăng, bên suối uống mây trôi Phải người chăng, đồi cao đương hoảng hốt Bọc trăng vàng trong áo ngủ quên đi Để hoàng hôn loang loáng đối oai nghi Bao dấu vết thời xưa giờ ủ dột Phải người chăng, thi sĩ của dân Chiêm. Người lắng nghe, lắng nghe trong đáy giếng Tiếng vàng rơi chìm lỉm xuống hư vô Tiếng ngọc địch n hớ nhung còn uyển chuyển Bên cầu sương lưu đọng ánh trăng mơ Người thổn thức tiếng buồn bao cảnh sắc Ta không muốn người thôi ca hát Vì luôn đêm sóng bận réo cung Hằng Người khóc đi, khóc đi cho hả nỗi hờn căm. ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
25-02-2008, 23:13 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Trăng vàng trăng ngọc
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng! Ai mua trăng tôi bán trăng cho Không bán đoàn viên, ước hẹn hò... Bao giờ đậu trạng vinh qui đã Anh lại đây tôi thối chữ thơ. Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng. Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng Tôi nói thiệt, là anh dại quá: Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang. Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng! Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng! ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
27-02-2008, 14:11 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Say nắng
Mặt trời mai ấy đỏ ong Nàng tiên hóng mát trên hòn cù lao Mùi xiêm thơm tựa sen ngào Áo xiêm: nhuộm nắng hồng đào chưa khô Bỗng trong im lặng như tờ Hương gì ngan ngát giả đò say sưa Gió ơi lại đấy mà ngừa Tôi đứng xa lắm xin chừa tôi đi Hồn tôi mắc cỡ là vì Không quen thưởng thức cái gì ngất ngây Như là ánh sáng vàng lay Như thơ sắp sửa phô bày yêu đương Nơi đây mây gió chán chường Ý gì tiên nữ đo lường tình tôi Tôi toan hớp cả ánh trời Tôi toan đớp cả miếng cười trong khe. ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
02-03-2008, 17:51 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Đà Lạt trăng mờ
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ! Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt Như đón từ xa một ý thơ. Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều, Để nghe dưới dáy nước hò reo, Để nghe tơ liễu rung trong gió, Và để xem người giải nghĩa yêu. Hành thông lấp loáng đứng trong im Cành lá in như đã lặng chìm. Hư thực làm sao phân biệt được! Sông Ngân hà nổi giữa màn đêm. Cả trời say nhuộm một màu trăng, Và cả lòng tôi chẳng nói rằng. Không một tiếng gì nghe động chạm, Dẫu là tiếng vỡ của sao băng... ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
03-03-2008, 16:09 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Nước mây
Nắng nhạt, rừng tùng lách tiếng ca Bên đèo em ngắm chân trời xa Dưới đèo bóng mát lan bờ ruộng Em cởi niềm ra, trải ý ra Hơi thở êm nồng trộn với hương Với làn gió nhẹ với tình thương Bao la như cảnh trong mơ ước Tôi chỉ yêu em ở dọc đường Vì chưng tâm trí chỉ băn khoăn Đến sắc yêu kiều của mỹ nhân Ở chỗ sông hồ hay quyến luyến Ở nơi tình tự của hoa trăng Vì chứng u uẩn của lòng tôi Chỉ biết khơi ra tản giữa trời Vào lúc nắng chiều thôi rỡn lá Vào hồi suối lặng gió chơi vơi Vì chưng ý nghĩa của tình yêu Chỉ giải ra khi nhạt bóng chiều Và chỉ phô trương màu nghệ thuật Trên làn sóng áo lúc đìu hiu Vì chưng tất cả vẻ ngây thơ Quyến rũ mê hồn của gái tơ Chỉ lộ nên tình trong sạch được Là nhờ đứng lặng cảnh trong mơ Tôi chỉ yêu em như thế này Luôn bây giờ với mãi sau đây Lòng tôi áy náy trong khi gió Rủ rỉ bên tai chuyện nước mây... ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
03-03-2008, 21:25 | |
Manager
Join Date: 14-09-2005
Posts: 570
KL$ (TOP! 8):
8.632
Awarded 34 time(s) Sent 54 thank(s) Received 33 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A6 (2005-2008) Location: My house
|
Trích tiểu luận viết hồi lớp 11 đề tài Hàn Mặc Tử, phần 3.
Gem cũng không nhớ là đi copy paste những đoạn nào và tự viết những đoạn nào, nhưng nói chung là dù có paste thì cũng không đến mức bạ đâu paste đấy, ử sang liên kết đôi chút, đọc phân tích cũng khá thú vị. Tự dưng nhìn thấy topic này lại nhớ 1 thời... Post vào đây ké nhé ^^, cho ai có hứng nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử. III . Đau Thương - Thế giới siêu thực của Hàn Mặc Tử Tập thơ Đau Thương được chia làm 3 phần gồm : Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên. Nói đến thơ Hàn Mặc Tử, người ta nhớ đến thơ Cổ điển trong Lệ Thanh thi tập, thơ Lãng mạn trong Gái quê... nhưng, hơn tất cả là nhớ đến Thơ Điên trong Đau thương. Có thể nói chính Thơ Điên chứ không phải gì khác là phần đặc sắc nhất đã làm nên cái "lạ", làm nên tên tuổi và ngôi vị Hàn Mặc Tử. Đau thương – như đã nói ở phần sơ lược – viết theo trường phái thơ siêu thực của nhà thơ nổi tiếng người Pháp André Breton (1896 – 1966). Trong “Tuyên ngôn” của André Breton đã nêu lên “lối viết tự động” (écriture automtique) là lối viết thể hiện mọi ý tưởng, cảm xúc ngẫu nhiên từ cõi tiềm thức, những giấc mơ, ảo giác… vượt ra sự kiểm soát của lý tính. Và thơ của Hàn Mặc Tử cũng đúng như vậy. 1. Hương thơm: "Người ta gọi thơ ông là thơ điên. Thật ra cái giọng điên chỉ có ở giai đoạn sau, giai đoạn đầu thơ ông trong trẻo lắm" (Vũ Quần Phương). Quả cũng đúng, phần đầu của tập Đau Thương có 2 bài thơ lãng mạn nổi tiếng là Đây thôn Vĩ Dạ và Mùa xuân chín dường như không mang một chút điên nào hết mà chỉ chứa đầy nỗi xót xa của Hàn Mặc Tử khi mới phải vào trại phong Tuy Hoà. a) Mùa xuân chín: Có rất nhiều bài thơ nói về mùa xuân nhưng không hiểu sao tôi vẫn ấn tượng nhất với “Mùa xuân chín” của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Ngay cái tiêu đề “Mùa xuân chín” đã khác lạ rồi. Trong “Bức tranh quê” của Anh Thơ ta gặp “Chiều xuân”, “ Đêm xuân”. Ở Xuân Diệu ta gặp “Xuân không mùa” và Chế Lan Viên ta gặp “Xuân”… Tất cả những tiêu đề đó đều rất quen thuộc nên ít gây ấn tượng. Tiêu đề “Mùa xuân chín” buộc ta phải nghĩ ngợi để tìm một cách hiểu. “Mùa xuân” sao lại “chín”? Phải chăng mùa xuân là trái trên cây, là quả ở trên cành. Trên cành có quả xanh, quả chín. Mùa xuân cũng thế: có mùa xuân đang xanh và có mùa xuân đã vào độ chín. Hàn Mặc Tử là người đầu tiên có cách nói về mùa xuân độc đáo, mới lạ như vậy. Nhưng đó mới chỉ là suy đoán. Đọc hết bài thơ ta mới hiểu ngầm ý của tác giả. Muốn hiểu chủ đề của “Mùa xuân chín” tốt nhất là ta thử làm phép so sánh, đối chiếu hai khổ thơ quan trọng sau đây: Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang Trước mắt chúng ta hiện lên hai bức tranh, hai khung cảnh gần như hoàn toàn đối lập nhau. Một bên “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Còn bên kia “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Cái “xanh tươi” của cỏ, đối với cái “chang chang” của nắng. Một bên “Bao cô thôn nữ hát trên đồi. Còn bên kia “Chị ấy năm nay còn gánh thóc”. “Cô” và “chị”, “Bao cô” và “Chị ấy”, “ Hát trên đồi” và “gánh thóc” bên sông… Một còn xuân xanh, một đã qua thời tuổi trẻ. Một bên đông đảo vui vẻ, một bên lặng lẽ cô đơn. Một bên hát hoà một cách say sưa. Các cô thôn nữ hát một cách hồn nhiên, vô tư. Ở đây có sự hoà hợp giữa ngày xuân và tuổi xuân. Mùa xuân ở trên là mùa xuân đang xanh còn dưới kia là mùa xuân đã chín. Chị ấy đang gánh trên vai gánh nặng của cuộc đời. Chị cần mẫn, chăm chỉ, siêng năng như “con cò lặn lội bờ sông” như bà Tú trong thơ Tú Xương “lặn lội thân cò khi quãng vắng” Hàn Mặc Tử có ý nhấn mạnh chữ “còn”. Trong khi bao cô thôn nữ chơi đùa hát hò vui vẻ thì chị ấy “còn” gánh thóc, chị gánh năm này qua năm khác giữa cái nắng “chang chang” như vậy. “Chị” có vẻ đẹp riêng của “Mùa xuân chín”. Thi sĩ hết sức cảm phục nhưng đồng thời cũng hết sức cảm thông với chị. Từ hình ảnh chị ấy đang gánh thóc “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” mà Hàn Mặc Tử ngậm ngùi cho bao cô thôn nữ ở trên kia: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. Đó là quy luật ít ai cưỡng được. Thi sĩ biết vậy mà cứ tiếc thầm cho họ. Và biết đâu cũng như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử cũng tiếc cho cả tuổi xuân của mình. Xuân Diệu thì bộc trực hơn: “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua. Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Hàn Mặc Tử cũng với ý ấy nhưng thể hiện kín đáo hơn. Nói cho cùng các thi sĩ đang nói hộ tâm trạng chung của mọi người. Vì ai mà chẳng muốn tuổi xuân của mình được dài thêm nếu “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” vì nói như Xuân Diệu: “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật. Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian”… Trong khi tả cảnh mùa xuân vui tươi với các thi sĩ thường hay có những phút chạnh lòng như vậy. Nhất là với Hàn Mặc Tử, khi mà tuổi trẻ của anh đang phải chôn vùi trong cái nơi “Không có niềm thơ và ý nhạc” này. b) Đây thôn Vĩ Dạ "Hàn Mặc Tử luôn luôn có khuynh hướng quay vào nội tâm, ông rất ít tả, ít kể theo cái nhìn của con mắt", nói như Trần Đăng Thao, Hàn Mặc Tử thường "nhìn thấy bằng tâm tưởng". Thơ Hàn Mặc Tử thường không có liên kết bề ngoài, các khổ thơ dường như cứ riêng rẽ với nhau, nhưng thực sự nó liên kết với nhau bởi một sợi đây vô hình – đó chính là mạch cảm xúc. Cái mạch trữ tình vừa thắm đậm hồn người vừa thể hiện bằng một thiên bẩm tài hoa. Đọc Đây thôn Vĩ Dạ ta có thể thấy rõ điều đó. Đầu tiên có lẽ phải nhắc đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ là của Hàn Mặc Tử viết tặng cho Hoàng Cúc – mối tình vẫn đau đáu theo chàng thi sĩ cả đời. Hoàng Cúc là một thiếu nữ mới lớn, sống ở Qui Nhơn. Cô con nhà quan, có học, không đẹp nhưng có duyên và thùy mị nết na. Nhà cô đi chung một lối với nhà Hàn Mặc Tử (lúc ấy đang làm việc ở Sở Đạc điền). Giữa hai người hẳn có một mối giao tiếp rất đơn giản nhẹ nhàng kiểu những ai gần ngõ. Nhà thơ đã viết những vấn đề Hoàng Cúc (trong tập Gái quê) với tình cảm đơn phương vô vọng; vì không những Hoàng Cúc là một thiếu nữ mới lớn, con nhà nề nếp, tính tình kín đáo, mà hoàn cảnh hai gia đình có một hố sâu ngăn cách: thân phụ Hoàng Cúc là viên chức cao cấp, nhà theo đạo Phật…, còn Hàn Mặc Tử mồ côi cha từ thuở thiếu thời, gia đình theo đạo Thiên Chúa, đời sống khó khăn. Khoảng 1935, sau khi Hàn Mặc Tử từ giã Qui Nhơn vào Sài Gòn thì gia đình Hoàng Cúc cũng chuyển từ Qui Nhơn ra Huế (thôn Vĩ Dạ). Khoảng năm 1937, nghe tin Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y, Hoàng Cúc đã gửi cho Hàn Mặc Tử 1 tấm hình chụp hồi còn mặc áo dài ở trường nữ sinh Đồng Khánh có kèm theo lời thăm hỏi sức khỏe và "trách" Hàn Mặc Tử sao lâu nay không ra thăm Vĩ Dạ? Không thăm lại đất cũ người xưa? Sao anh không về chơi thôn Vỹ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc, Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Mở đầu bài thơ là câu: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Lời thơ khơi dòng thi tứ tương tự sự biến tấu tình cảm trong lời thơ của người thôn Vĩ, như muốn khẳng định việc thăm hỏi ân cần ấy không phải trong mơ mà có thật. Lời thăm hỏi như là "tiên dược" của tấm lòng son thôn Vĩ quả đã có tác dụng nhiệm màu đối với người bệnh: sinh lực hồi sinh; do đó đất trời đã mở ra tràn đầy sức sống: "Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên", và cảnh trí xuất hiện đẹp tươi như trước mắt trẻ thơ: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Rồi không rõ từ nơi đâu trong ký ức trở về một bức chân dung có bố cục hẳn hoi ở xóm thôn Vĩ Dạ: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền"... Tất cả đều là những ký ức đẹp đẽ của Hàn Mặc Tử hồi còn học ở Huế. Nhưng hỡi ôi! Niềm vui quá ngắn trước vẻ Đẹp của tình người “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” và của cảnh đời “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Nghĩ đến cái hố ngăn cách giữa thân phận mình với người thôn Vĩ mà giờ đây hẳn càng sâu rộng hơn (chứng bệnh nan y như đã gọi án tử hình), thi tứ Hàn Mặc Tử vụt bay đến một cõi miền đau thương đối lập: "Gió theo lối gió, mây đường mây…" - có nghĩa: rồi đây thế tất sẽ không tránh khỏi chia lìa. Cái đẹp của thiên nhiên như gió như mây đã bay đi hết, chỉ còn lại thứ tâm thường xấu xí là hoa bắp lay ở lại cùng Hàn Mặc Tử, ở lại cái nơi tối tăm u buồn này. Khi tất cả bay đi hết, Hàn Mặc Tử bắt đầu mơ trăng. Hàn Mặc Tử nhớ đến người bạn thân thiết ở bên mình trong những cơn “Máu cuồng và hồn điên”, mong khuây khoả phần nào mối sầu gió - mây đôi ngả, nhà thơ ngóng đợi một bạn cố tri vô cùng thân thiết ấy có "về kịp" không? Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay? Trăng có về kịp mà cứu rỗi linh hồn bất hạnh này không ? - Kết thúc khổ thơ II là một tín hiệu mong chờ cứu nạn; nhưng lời khẩn cầu đồng thời lại đã chứa đựng niềm hồ nghi hiệu quả tất cả vẫn chìm trong bóng tối của tuyệt vọng. Mơ khách đường xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? "Mơ khách đường xa, khách đường xa" là ai mơ? Theo mạch thơ và dựa vào ý tứ trong nội dung thư Hoàng Cúc gửi Hàn Mặc Tử, người mơ hẳn là Hàn Mặc Tử và người mơ thì đang sống ở Vĩ Dạ. Thế nhưng tại sao đang anh- em lại chuyển thành “khách đường xa”? Phải chẳng bởi vì“Áo em trắng quá nhìn không ra” . “Trắng quá” có lẽ ý chỉ cảm xúc khi đọc những nét chữ từ thôn Vĩ gửi về Qui Nhơn đã làm thức dậy bóng hình xa xôi một nữ sinh Đồng Khánh thuở nào. Đến đây ta mới hiểu vì sao tác giả lại khách sáo gọi cô gái là “khách đường xa” như vậy, bởi vì cô gái đang ở trong “thế giới ngoài kia”, thế giới có ánh sáng, thế giới có cái đẹp, cô đang ở thôn Vĩ Dạ ngày xưa của tác giả – miền đất Thần kinh sương khói mịt mờ. Kết bài thơ là lời đáp cho câu mời mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” – “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Hàn Mặc Tử mãi sống trong niềm hồ nghi Trăng có về kịp? – Tình ai có đậm đà hay chăng? 2. Máu cuồng và hồn điên: Hàn Mặc Tử đã viết những vần thơ đau thương trong hoàn cảnh anh bị bệnh phong vào thời ấy phải sống cách biệt với mọi người. Có thể nói bao nhiêu ham muốn và khát vọng cháy bỏng từ thân xác, trái tim, trí tuệ, tài hoa của một chàng trai tài hoa bị dập vùi, dồn nén vào trong tầm thức, vô thức để rồi thoát thành những vần thơ theo “lối viết tự động” như của Breton. a) Nguồn cảm xúc đặc thù của thơ Điên: Đau thương Đọc thơ Hàn Mặc Tử, ta có thể cảm nghe được cả một thế giới bên trong vô hình đang lâm vào tuyệt vọng qua những tiếng rên rỉ rớm máu của thân xác bên ngoài. Hàn Mặc Tử dường như đang viết dưới cái bóng vừa huơ lên của lưỡi hái tử thần. Sống đối với Tử, bấy giờ, là một cuộc chạy đua tuỵêt vọng đối với cái chết. Song, điều đẹp đẽ là ở chỗ: Tuyệt vọng có thể chấm dứt hi vọng, nhưng không chấm dứt tình yêu. Tình yêu ở Tử càng mãnh liệt càng tuyệt vọng, càng tuyệt vọng lại càng mãnh liệt. Và, như một nghịch lí không khó hiểu, tình yêu tuyệt vọng đó đã trở thành một cách thế yêu đời của Hàn Mặc Tử. "Phải vì tất cả đều đang đi đến cái chết, nên tất cả mới hiện lên rực rỡ đến thế.". Không có ai tha thiết với cuộc đời cho bằng một người sắp sửa lìa đời. Nhìn cuộc đời ở thời điểm chót cùng của đời người đó là tâm thế trữ tình, là tâm thế sáng tạo đặc thù của Hàn Mặc Tử trong Thơ Điên. Tại thời điểm ấy, niềm thiết tha đồng nhất với nỗi đau đớn - Càng thiết tha càng đau đớn, càng đau đớn càng thiết tha. Nghịch lí của niềm tuỵêt vọng kia cũng chính là như vậy. Và đây là cái gốc của thơ Điên. Đúng thế, nếu Đau thương là nội dung sáng tạo, thì Điên là hình thức của sáng tạo ấy. Nói cách khác Điên chính là sự hiện hình, sự cất tiếng của Đau thương. Tất cả những yếu tố dị thường đến mức kì quái nữa, sở dĩ có thể thành thơ được là nhờ được đảm bảo bằng một thứ siêu nghiệm như thế. b) “Trăng” trong thơ Điên: Trong các bài thơ của ông, Hàn Mặc Tử rất hay nói với trăng. Vì sao ông đã bị trăng ám ảnh mãnh liệt như thế? Có người cho rằng trong trường hợp người mắc bệnh phong, trăng càng sáng tỏ thể xác và tâm hồn họ càng bị náo động, bởi thế mà họ bị trăng ám ảnh. Theo ý tôi, sở dĩ Hàn Mặc Tử hay nói đến trăng là vì ông rất ưa thích trăng. Sự ưa thích đó vốn có lý do của nó : ánh trăng thường tạo ra cảnh vật một vẻ mơ hồ huyền ảo “sương khói mờ nhân ảnh” rất hợp với tâm hồn cũng như tâm trạng ông. Hàn Mặc Tử là người ưa sống trong cảnh mộng, và ánh trăng thường hiến cho anh những cảnh mộng tuyệt vời. Trong rất nhiều bài thơ Điên, ánh trăng là hình ảnh chủ đạo để Hàn Mặc Tử thả hồn cảm xúc, là người bạn luôn ở bên cạnh Hàn Mặc Tử trong những cơn đau thể xác và cả tinh thần. Hàn Mặc Tử đặt tên của những bài thơ cũng toàn là trăng: Chơi trên trăng, Ngủ với trăng, Một miếng trăng, Rượt trăng, Say trăng … Thế nhưng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử nó không tròn vành vạnh như trăng trong các bài thơ khác. Không phải trăng đêm nay không tròn mà khuyết, mà là vì chính tâm hồn của nhà thơ đang bị tan ra thành từng mảnh vì bị những đau đớn dày vò. Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử đã hoà với máu và hồn của nhà thơ tạo thành một hỗn hợp kỳ dị: Cả miệng ta trăng là trăng, Cả lòng ta vô số gái hồng nhan. Ta nhả ra đây một nàng Cho mây lặng lờ cho nước ngất ngây, (Một miệng trăng) Tôi đi trong áng sương mờ, Tìm con trăng lạc ngoaì bờ bến kia. (Chơi trên trăng) Ha ha ! Ta đuổi theo trăng, Ta đuổi theo trăng, Trăng bay lả tả ngả lên cành vàng. Tới đây là nơi tôi được gặp nàng, (Rượt trăng) Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi. Ở trên kia, có một người Ngồi bên sông Ngân giặt lụa chơi. Nước hoá thành trăng, trăng ra nước, Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm. Người trăng ăn vận toàn trăng cả, Gò má riêng thôi lại đỏ hườm. (Say trăng) Hàn Mặc Tử còn viết nguyên một bài văn về trăng : “Chơi giữa mùa trăng”. Bài Chơi Giữa Mùa trăng chứa đựng một trong những nguồn tư tưởng thiết yếu của hàn Mặc Tử, thứ tư tưởng trong sạch thánh thiện được biểu dương bằng ánh trăng vàng. Nó còn bày tỏ cái tư tưởng siêu thoát của Hàn Mặc tử, kẻ vốn muốn xa lánh những cảnh ô trọc, trầm luân của cuộc sống thực tế, nên thường hay tạo cho mình những cõi Mộng riêng để mà ẩn náu trong đó. Viết về trăng mà lại không có một chữ trăng nào những ta vẫn thấy tả trăng rất tuyệt. Chơi Giữa Mùa trăng thực sự là một bài văn loại thơ xuôi rất đặc sắc, cả về nội dung lẫn hình thức. c) Những vẻ kỳ dị trong thơ Điên: Kênh hình ảnh tân kì của Thơ Điên là những vẻ kỳ dị. Người này thấy Hàn Mặc Tử hay nói đến sự Tan Loãng của xác thân với những rơi rụng, tàn rữa. Người khác thấy Hàn Mặc Tử thường chuyển vô số cảm nhận thuộc các giác quan khác về một khí quan là cái miệng, là "khẩu cảm"với những động thái ăn, nuốt, đớp, nhả, mửa, khạc... vốn rất kị giơ với thi ca truyền thống. Và nhất là ai cũng đã từng bị "sốc" trước những vẻ kinh dị hãi hùng của Trăng - Hồn- Máu. Không ít người gọi đó là vẻ đẹp kì dị: Cả miệng ta trăng là trăng, Cả lòng ta vô số gái hồng nhan. Ta nhả ra đây một nàng Cho mây lặng lờ cho nước ngất ngây, (Một miệng trăng) Ta đã ngậm hương trăng đầy lỗ miệng, Cho ngây người mê dại đến tâm can, Thét chòm sao hoảng rơi vào đáy giếng, Mà muôn năm rướm máu trong không gian. (Rướm máu) Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi. Ở trên kia, có một người Ngồi bên sông Ngân giặt lụa chơi. (Say trăng) Thực ra, vẻ kinh dị trong thơ Hàn Mặc Tử không quá xa lạ. Người ta đã từng tiếp nhận Cái Kì trong truyền thống ở những chuyện ma quỉ dân gian, ở những Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, Truyền kì mạn lục, cả đây đó trong Truyện Kiều... của Ta và Liêu trai chí dị của Tàu. Và đương thời Hàn cũng không phải là hiếm đồng minh trên con đường phiêu lưu vào thế giới của cái kinh dị. Ngoài những thi hữu thân cận, có thể thấy cả Thế Lữ, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển, v.v... Song, có thể nói, Quyết đi tìm sự lạ chính là động cơ lớn chi phối hành trình sáng tạo của Hàn Mặc Tử. Cả Xuân Diệu - mới nhất trong các nhà Thơ Mới, lẫn Hàn Mặc Tử - lạ nhất trong những nhà Thơ Mới đều chia nhau ảnh hưởng từ bậc thầy của Chủ nghĩa Tượng trưng Baudelaire. Nếu Xuân Diệu đã nhận từ Baudelaire lối tư duy Tương ứng - chủ yếu là tương ứng giữa các giác quan – cho rằng mọi giác quan trong cơ thể đều hoà hợp với nhau. Thì Hàn Mặc Tử lại lĩnh hội được của trường phái thơ Tượng Trưng Pháp một cảm quan ma quái để đi mãi vào thế giới Đau thương, rồi cứ bị thôi miên bởi những Vẻ đẹp kì dị, kinh dị. Baudelaire đã tìm kiếm chất thơ ở những vật ghê rợn kinh hãi như xác chết, máu me, xương tuỷ, sự dâm đãng, v.v... Đến lượt mình, Hàn Mặc Tử cũng tìm thi hứng và nói rất thoải mái đến những xác chết, sọ dừa, đầu lâu, mồ hoang, giếng loạn, xương khô, sự trần truồng, sự dâm đãng... Hàn Mặc Tử lại có một đời sống thực thể rất gần với cái thế giới kinh dị đó. Anh thường xuyên rơi vào tình trạng cô đơn tuyệt đối, tinh thần bị vây khốn giữa một cõi sống đơn độc, luôn bị ám ảnh bởi nỗi chết của riêng mình, và dường như lúc nào cũng có thể cảm thấy mười mươi cái bóng đen đúa, cái âm khí lạnh ngắt cùng đôi mắt rùng rợn của tử thần, cho nên tinh thần của thi sĩ luôn lạc giữa cái trùng vây của những biểu tượng kinh loạn nhất của thế giới khác. Nghĩa là bản thân cõi tinh thần của Tử đã là kinh dị. Cả yếu tố nội tại này lẫn quan niệm từ phương xa kia mới hội đủ những lí do khiến Hàn Mặc Tử nói đến cái kinh dị với cường độ lớn đến thế và tự nhiên như là máu thịt đến thế. Thơ chưa ra khỏi bút, Giọt mực đã rụng rồi. Lòng tôi chưa kịp nói, Giấy đã toát mồ hôi. Dầu sao cũng phải nói thêm rằng Thơ Điên không chỉ có nỗi đau thương tột cùng, mà Cái Kinh dị luôn biết chung sống hoà bình với những vẻ đẹp khác. Chỉ nói riêng ba biểu tượng Trăng - Hồn - Máu cũng thấy rằng, những hình ảnh được sáng tạo về chúng có cả những gì kinh dị nhất, cũng có cả những gì lộng lẫy nhất mà thơ ca có thể làm được. Trăng chẳng hạn: có "Trăng tự tử", "Trăng ngã ngửa vỡ tan thành vũng đọng vàng khô", "Trăng sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu"... nhưng cũng có "Trăng vàng, trăng ngọc", có "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối nay"... Có lẽ tham vọng Thơ điên của Hàn Mặc Tử là hướng tới cái tột cùng về cả hai thái cực. Thơ vừa như một sáng tạo vừa như một giải thoát. Sáng tạo bên miệng vực của nỗi chết, có thể nói Hàn Mặc Tử là cái hình ảnh tột cùng của một nghệ sĩ. Cứ thế, Bệnh tật đọa đày một kiếp sống, Thơ ca lưu đày một đời sáng tạo. Tử là một kẻ chung thân với thơ. Tử đã chết cho từng câu thơ, chết vào từng câu thơ của mình. Hiểu được những nét đặc trưng của Thơ Điên, ta dường như cảm thấy thơ Điện không thuộc trường phái siêu thực, tượng trưng hay hiện đại gì hết. Dường như Thơ Điên chỉ có thể là chính nó - Tiếng thơ của những cái Tột cùng. Nó vừa giống vừa không giống với những gì đã có. Điều ấy xác định đóng góp độc đáo của Hàn Mặc Tử cho nền thi ca của chúng ta. Mang trong mình cái khát vọng muốn đẩy thơ ca đương thời lên một trình độ mới, Thơ Điên đáng được trân trọng và có quyền sống chính đáng của nó. Và bằng cái sự sống kì lạ mà Hàn Mặc Tử đã trút vào trong mỗi dòng mỗi chữ, Thơ Điên đang sống. Mãnh liệt và Dai dẳng. |
09-03-2008, 21:00 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Đọc bài của chị Leaf lại nhớ đến hôm trước nghe thầy giảng bài Đây thôn Vĩ Dạ. Em có thêm một số ý này:
Câu "Mơ khách đường xa khách đường xa" thể hiện sự xa cách giữa 2 người cả về không gian "đường xa" và tình cảm: "khách". Câu "Áo em trằng quá nhìn không ra" với câu "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh" nhấn mạnh rất rõ sự đối lập giữa Cúc mà Mặc Tử: Hàn Mặc Tử thấy Hoàng Cúc rất cao quý; áo em trắng quá nhìn không ra, không biết Mặc Tử không nhìn ra hay không giám nhìn. Ông rất yêu Hoàng Thị Kim Cúc nhưng vẫn biết mình không xứng đáng. Câu thơ "Ai biết tình ai có đậm đà?" vừa là câu hỏi vừa là câu trả lời: ông biết chắc chắn Cúc không có tình cảm với mình, tác giả đã trả lời câu hỏi ở đầu bài thơ: chắc chắn người con trai sẽ không về chơi thôn Vĩ. Lời thơ của Hàn Mặc Tử trong bài thơ là tiếng lòng chung của mọi người có tâm trạng, hoàn cảnh tương tự. Các bạn đọc bài thơ sau của thi sĩ Xuân Quỳnh và cảm nhận sự giống nhau giữa 2 bài thơ. (nhất là khổ cuối) Hoa cỏ may Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ, Không gian xao xuyến chuyển sang mùa. Tên mình ai gọi sau vòm lá, Lối cũ em về nay đã thu. Mây trắng bay đi cùng với gió, Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ. Đắng cay gửi lại bao mùa cũ, Thơ viết đôi dòng theo gió xa. Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm đầy Lời yêu mỏng mảnh như màu khói, Ai biết lòng anh có đổi thay ? Hàn Mặc Tử có một cái "tài" ông luôn nhìn thấy tương lai đen tối dù hiện tại có tươi sáng đến mấy. ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
09-03-2008, 21:09 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Tối tân hôn
(Tặng Mộng Cầm) Là sợi đường tơ dịu quá trăng Là bao nhiêu ngọc cũng chưa bằng Cả và thế giới như không có Một vẻ yêu là một vẻ tân. Đã có khi nào cô ước mơ Rồi đây khai mạc cuộc đời thơ Bằng đêm hôm ấy êm như rót Lời mật vào tai ngọt sửng sờ. Nhưng cái gì thơm đã tới kề Tôi e tình tứ bớt say mê Không còn ý nhị ban đầu nữa Sẽ chán chường và sẽ chán chê. Cho nên tôi tưởng tối tân hôn Chưa tới còn xa để được buồn Để sống trong niềm thương nhớ đã Để còn mượng tượng đến giai nhân. ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
12-03-2008, 18:44 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Bắt chước
Để cho hoa gió thì thào Để cho mây nước nôn nao Quên câu thương nhớ rồi sao Em ơi thế nghĩa là sao Khi hương thơm kề lỗ miệng Khi tình mới chạm vào nhau Em ơi thế nghĩa là sao Trăng đang nằm trên sóng cỏ Cỏ đùa trăng đến bên ao Trăng lại đẫm mình xuống nước Trăng nước đều lặng nhìn nhau... Đôi ta bắt chước thì sao ? ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
13-03-2008, 15:54 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Huyền ảo
(Tặng Xuân Diệu để ghi lấy một đêm trăng gặp gỡ ở đất Tràng An) Mới lớn lên trăng đã thẹn thò Thơm như tình ái của ni cô Gió say lướt mướt trong màu sáng Hoa với tôi đều cảm động sơ Đang khi màu nhiệm phủ ban đêm Có thứ gì rơi giữa khoảng im Rơi tự thượng tầng không khí xuống Tiếng vang nhè nhẹ dội vào tim. Tôi với hồn hoa vẫn nín thinh Ngấm ngầm trao đổi những ân tình Để thêm ấm áp nguồn tơ tưởng Để bóng trời khuya bớt giật mình. Từ đầu canh một đến canh tư Tôi thấy trăng mơ biến hoá như Hương khói ở đâu ngoài xứ mộng Cứ là mỗi phút mỗi nên thơ Ánh trăng mỏng quá không che nổi Những vẻ xanh xao của mặt hồ Những nét buồn buồn tơ liễu rủ Những lời năn nỉ của hư vô. Không gian dầy đặc toàn trăng cả Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng Mỗi ảnh mỗi hình thêm phiếu diễu Nàng xa xôi quá nói nghe chăng ? ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
03-04-2008, 15:56 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Chuỗi cười
Lá đổ rào rào, Trăng vàng xôn xao Chuỗi cười ha hả, Trên cánh đồi cao Gió thổi vi vu, Thành quách hoang vu Chủ nhân đi vắng. Tiếng gươm rừng thu Hứng lấy sao băng! Hứng lấy sao băng! Ơi chàng võ sĩ Máu đào đường băng Lá đổ rào rào, Trăng vàng xôn xao Chuỗi cười ha hả, Trên cánh đồi cao Khói bỏ tầng không Lửa dậy trong lòng Ô hay tráng sĩ Dừng mãi bên sông Lời ca Chiêm nữ Tản với sương lam Lời ca thống thiết Khóc chinh phu Chàm Lá đổ rào rào Trăng vàng xôn xao Chuỗi cười ha hả Trên cánh đồi cao Màu sắc thắm kêu Niềm ý như reo Anh hùng thiên hạ Hiểu gì chữ "yêu" ? Hứng lấy sao băng! Hứng lấy sao băng! Ơi cô sơn nữ, Hết gì ánh trăng ? Lá đổ rào rào Trăng vàng xôn xao Chuỗi cười ha hả, Trên cánh đồi cao... ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
10-04-2008, 15:11 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Mơ hoa
Khói trầm lan nhẹ ngấm không gian Giây phút buồn lây đến mộng vàng Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá Dám ôm hồn cúc ở trong sương Hãy tưới lên hoa giọt lệ nồng, Đếm từng cánh một mấy lần thương Hãy chôn những mảnh xuân tàn tạ, Và hãy chôn sâu tận đáy lòng. Bóng người thục nữ ẩn trong mơ Trong lá, trong hoa khói bụi mờ Xin chớ làm thinh mà biểu lộ Những tình ý lạ, những lời thơ. Hãy quỳ nán lại: tiếng sao rơi Khua ánh trăng xanh động khí trời Gió thở hay là hoa thở nhỉ ? Ô hay người ngọc biến ra hơi. ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
24-04-2008, 08:46 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Mùa xuân chín
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi. - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi. Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây, Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây. Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng: "- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang..." ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |
30-04-2008, 13:30 | |
V.I.P
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2):
17.089
Awarded 178 time(s) Sent 228 thank(s) Received 76 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009) Location: anywhere
|
Sáng trăng
Vui thay cảnh sáng trăng Ái tình bắt đầu căng Hoa thơm thì nín lặng Hương thơm thì bay lay Em tôi thì hổn hển Áo xiêm lấm tấm vàng Em tôi đã hiểu chưa Đó là khúc tình ca Nâng theo hơi thở nhẹ Ở trên làn dây tơ Của lòng em rộn rã Khi mới học đòi mơ Đêm nay trăng đúng tuổi Năm nay em dậy thì Làm sao không quyến luyến Hoa gió đã tình si Em tôi còn ngẫm nghĩ Chưa thấy nói năng chi... ------------------------------ Hà Quang Dương blog.haqduong.com |