14-06-2008, 22:43 | |
Member
Join Date: 13-06-2008
Posts: 191
KL$:
2
Awarded 27 time(s) Sent 16 thank(s) Received 28 thank(s) School: High School of Life
Class: A (1990-1993)
|
Những bức ảnh đi cùng năm tháng
1. Bức ảnh làm cả thế giới bàng hoàng Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát. Kevin Carter (1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm việc cho Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của Mail&Gaurdian. Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh giá là Giải thưởng Ảnh báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại Tin ảnh Xuất sắc nhất năm 1993./. 2. Bức ảnh thay đổi cái nhìn về chiến tranh Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom napalm Mỹ - một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại của tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út. Nick Ut chụp Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy napalm vào chính binh lính của mình và dân thường. Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam” theo lời của chủ biên tạp chí Sống. AP file photos Thật ra những sự kiện xảy ra vào buổi trưa 8-6-1972 ở chiến trường Trảng Bàng, Tây Ninh để đưa ra công luận bức ảnh chấn động thế giới về cô bé Kim Phúc trần trụi bị phỏng bom napalm, được chứng kiến không chỉ có mình Nick Út. Những tấm ảnh chụp khác của anh cho thấy có hàng chục phóng viên và cameraman đang lia ống kính chỉ vài giây trước đó. Trong chuyến trở về VN nhân dịp đại lễ 30-4 năm nay, chúng tôi đã nghe Nick Út kể lại khoảnh khắc đó: “Điều quan trọng nhất trong bức ảnh này là khi tôi giơ máy ảnh lên thì tất cả mọi người đang chạy vội về phía bà ngoại Kim Phúc với đứa trẻ hấp hối, ngáp lần cuối cùng trên tay bà. Phía sau cũng có một người đàn ông ôm xác một đứa trẻ giống như thế… Có lẽ tất cả phim của nhiều phóng viên chiến trường đã “nướng” hết vào đó rồi. Còn tôi, khi ấy chạy vào phía trong, nghe tiếng Kim Phúc hét lên với người anh mình, tiếng thét như xé lòng: “Nóng, nóng quá anh ơi! Em khát nước, em chết!”. Sau tiếng thét khủng khiếp của cô bé nhỏ xíu ấy, tôi đã đưa máy lên và bấm”. Sau khi chụp xong bức ảnh này, Nick Út bỏ máy ảnh xuống lộ, lấy nước dội vết bỏng, lấy áo mưa trùm người Kim Phúc lại và đưa em vào bệnh viện cấp cứu Nick Út kể tiếp: “Sau khi chụp bức ảnh, tôi đưa Kim Phúc về Bệnh viện Củ Chi, gửi Kim Phúc với lời nhắc đi nhắc lại cùng bác sĩ: “Tôi là ký giả, bằng mọi giá các anh phải cứu sống cháu bé này”. Lên xe, hành động đầu tiên của tôi là chắp tay lại và khấn người anh ruột của mình - phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ - rằng: Em đã chụp được bức ảnh tàn khốc về chiến tranh. Hãy cho em cơ hội để cả thế giới biết đến nó!”. Tại trụ sở văn ph*ng Hãng AP tại Sài Gòn, nhận tám cuộn phim từ tay Nick Út là một nhân viên ph*ng tối người Nhật. Anh chờ đợi trong sự hồi hộp bồn chồn. Út nghe anh chàng người Nhật thảng thốt kêu lên khi đem hình ra: “Ô, cô bé này ở truồng!”. Một đồng nghiệp người Mỹ bước lại coi rồi phán: “Hình cô bé trần truồng này phải bỏ ngay, không xài được đâu!”. Anh rất bức xúc và gân cổ giải thích với đồng nghiệp người Mỹ rằng đó là nạn nhân bom napalm, là nạn nhân của chiến tranh... Chốc sau Horst Faas - trưởng văn ph*ng đại diện AP - về tới, ông gọi Nick Út vào, hỏi cặn kẽ, coi từng tấm phim rồi ra lệnh cho anh chàng thuộc cấp: “Mày phải gửi ngay tấm ảnh này về tổng hành dinh trong vòng năm phút!”. Horst mắt vẫn không rời bức ảnh và lầm bầm: “Gửi ngay, gửi ngay, đây là chiến tranh chứ không phải khiêu dâm!”. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, từ New York - tổng hành dinh của Hãng tin AP - đã điện thoại sang Sài Gòn, cú điện thoại làm thay đổi cuộc đời của một phóng viên chiến trường mới toanh: “Út ơi, mày nổi tiếng trên toàn thế giới rồi!”, “Út ơi, mày là “number one” (số 1) rồi!”. Bức ảnh được phát đi, nước Mỹ xuống đường, báo chí Nhật Bản và nhiều nước khác phóng to bằng hình thật ngay trước tòa soạn báo của họ. Vào ngày hôm sau tại Washington, hàng mấy ngàn người xuống đường biểu tình. Chiến tranh VN do Mỹ khởi xướng đã phô bày những tội ác khủng khiếp của nó chỉ qua một tấm ảnh của Nick Út! Hơn 20 năm sau, Kevin Carter cũng giành Pulitzer 1994 với bức ảnh về một em bé Sudan đang lả đi vì đói dưới con mắt chầu chực của một con chim kền kền cách đó vài bước chân. Tuy nhiên, k0 giống như Nick Út được vinh danh với tác phẩm của mình, Pulitzer 94 chính là nguyên nhân khiến Kevin tự sát 3 tháng sau khi nhận giải thưởng. Cả hai đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một phóng viên, nhưng Nick Út trọn vẹn hơn với bổn phận một con người bình thường. 3. Hãy cứu tôi Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhiếp ảnh gia Eugene Smit (1918 - 1978). Bức ảnh được chụp trong thời kỳ 1942-1945 khi ông đưa tin về cuộc chiến ở khu vực Đại Tây Dương. Tác phẩm chụp một thương binh bị bỏ lại trên chiến trường Okinawa, xen lẫn giữa những tiếng rên xiết vì đau đớn là những lời nguyện cầu mong được sống: Hãy cứu tôi !! !! !! Hãy cứu tôi (29/04/1945) 4. "Baby in the box" - Nhịp cầu nối những bờ vui? Ngày 21 tháng 05 năm 2005, "Baby in the box" trao giải “Thành Tựu Trọn Đời" cho chính tác giả bức ảnh "Baby in the box" tại Hoa Kỳ. Nhiếp ảnh gia Chick Harrity kể: "Chuyện là như thế này, khi tấm hình đó được gửi về New York, mọi người đều rất thích, bởi vì nó không giống những hình ảnh khác và nó được đăng trên tất cả các báo chí ở Hoa Kỳ và rất nhiều người đã liên lạc tới AP của chúng tôi để hỏi xem có cách nào nhận hai em bé đó làm con nuôi… Các báo chí thì viết thư cho AP chúng tôi ở Sài gòn đề giúp xin địa chỉ của em bé đó. Họ cho biết rằng, có rất nhiều, rất nhiều gia đình muốn giúp đỡ và nhận hai em bé đó làm con nuôi. Chính vì thế mà tôi phải làm sao tìm lại được hai em bé đó… Lúc bấy giờ, có vài người Việt Nam làm việc trong ph*ng tối, tội đưa cho họ bức hình và thuật lại moị chuyện. Chỉ hai ngày sau, họ đã dễ dàng tìm ra gia đình của em bé này vì có nhiều người ăn xin ở gần chúng tôi làm việc lắm. Khi gặp **** của em bé, bà cho biết chồng bà là một người lính đang đi chiến đấu. Bà có 5 đưá con trai và em bé trong chiếc hộp giấy là con gái út. Vì hoàn cảnh vô cùng nghèo khổ, lương chồng không đủ nuôi 7 miệng ăn, nên các con bà phải đi ăn xin trên đường phố. Tên của em là Trần thị Hết… Tôi đã thuật lại mọi chuyện và cho bà biết rằng có những gia đình ở bên Mỹ rất muốn nhận hai em bé trong bức hình làm con nuôi. Nhưng bà từ chối ngay lập tức, bà nói rằng cho dù hoàn cảnh khó khăn đến thế nào như chăng nữa, bà phải giữ cho bằng được tất cả các con bà dưới một mái nhà. Và bà đã làm như thế..." Ông kể tiếp "Khi tôi rời Việt Nam, tôi không bao giờ ngờ rằng sau này em lại được một gia đình người Mỹ nuôi…Mười năm sau, tôi không còn làm việc cho Association Press nữa và trở thành phóng viên cho Nhà trắng thì một hôm, người bạn của tôi trong AP cùng làm việc ở Sài gòn, gọi điện thoại báo rằng cô bé trong chiếc hộp giấy mà tôi chụp hình năm xưa sẽ có mặt tại Nhà trắng để gặp tổng thống Reagan và mọi người sẽ sắp xếp cho tôi để gặp lại cô bé đó... Đó là buổi đầu tiên tôi gặp lại cô bé ấy và biết được rằng cô được gia đình bà Evelyn Heil nhận làm con nuôi từ năm 1974, khi em đến Houston chữa bệnh tim do một tổ chức từ thiện đem em sang từ Việt Nam…" Trong buổi lễ trao giải này (05.2005). Ban tổ chức đã dành cho ông một sự bất ngờ… Ông kể lại giây phút ấy: "Khi tôi đứng ở trên sân khấu cùng với tổng thống George W. Bush, tôi nghe vị chủ tịch của Hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh Nhà trắng nói với tổng thống Bush rằng. “Đừng di chuyển, hãy đứng yên!” Thông thường thì ai mà nói như thế với vị tổng thống kiểu đó… Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra đây..và bỗng nhiên tôi nghe tiếng của người điều khiển chương trình xướng danh tên tôi cùng với bức hình, và người đại diện trao giải là Nhanny Heil, cô bé trong bức hình năm xưa.. Tôi vô cùng bàng hoàng và xúc động…nước mắt dàn dụa trên mặt tôi... Cuộc hội ngộ diễn ra vô cùng bất ngờ…Tất cả mọi người có mặt hôm đó đều rơi lệ, ngay cả tổng thống Bush cũng vậy…" Còn "Baby in the box", cô đã nói gì, chúng ta hãy cùng nghe: Tôi nghĩ tôi là người may mắn nhất. Tôi không biết nói gì hơn. Tôi chỉ nghĩ là tôi rất may mắn đã được **** nuôi tôi cho tôi một cuộc đời mới. Tôi biết rằng, tôi còn có cha và các anh trai của tôi và nhiều khi , tôi tự hỏi, không biết giờ này họ ra sao ? Ông Chick Harrity nói về xuất sứ của tấm ảnh thương tâm "Khi tôi làm việc cho Association Press, và được giao nhiệm vụ chụp hình trao trả tù binh, khi tốp người lính Mỹ cuối cùng được trao trả, năm đó là 1973, hình như tháng hai thì phải. Tôi còn nhớ ngày tôi chụp tấm hình đó là ngày tôi được lệnh đến Dinh Độc Lập để chụp buổi họp báo của tổng thống Thiệu vào buổi sáng. Người tài xế chở tôi tới Dinh Độc Lập, khi xong việc, tôi trở về thì đường phố kẹt xe quá, tôi quyết định đi bộ về văn ph*ng của AP nằm ngay đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi trong một toà nhà lớn cùng với NBC…gần đó là nhà hàng, các cửa tiệm…Vì văn ph*ng của tôi nằm cuối cùng của toà nhà nên tôi đi vòng phiá sau cho tiện… Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh chiếc hộp là đưá bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh... Và trước khi tới cái góc nhà, đối diện vối toà nhà, là khách sạn Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi… Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh chiếc hộp là đưá bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh ... Ánh sáng hoàng hôn hắt xuống thật tuyệt vời .. Tôi vô cùng xúc động và lấy ngay chiếc máy ảnh Leica của mình với ống kính 50 li, chụp chừng 6 hay 8 tấm gì đó, rồi vào văn ph*ng ngay vì tôi rất vội phải đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi giao cho họ và nói đây là phim chụp họp báo và đây là cuốn phim chụp trẻ em xin ăn đường phố… 10 ngay sau, khi tôi từ Đà Nẵng trở về, một tấm biển có gắn hàng chữ đuà nghịch “No More Orphan Pictures”. Bởi vì tấm hình đó khi AP phổ biến thì trở thành “tin nóng hổi”- Breaking News Story cho các báo chí và các đài phát thanh ở Mỹ, đặc biệt là ở New York…" 5. Bức ảnh thay nghìn lời nói về chiến tranh tại Việt nam: Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của mình. Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất. Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân. Câu chuyện của tấm ảnh (trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972) Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc **ng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này. Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Press, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley. Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng. Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á. Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù. Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích lý do bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”. Tướng Loan sau này Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim truyền hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối của công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện Walter Reed Army ở Washington. Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1 cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã củng cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gòn, thì chỉ để nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn ph*ng trống không. Sau này, Thiếu Tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi !". Sự day dứt của tác giả tấm hình Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm hình trên- Eđie Adams -đă khóc : "Genaral ...tears are in my eyes ..." . Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan . Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn "Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người lính Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một người mà trước đó đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?". 6. Nụ hôn kinh điển: Đây là bức hình Baiser de l'Hotel de Ville (Kiss at City Hall) của nhiếp ảnh gia người Pháp R.Doisneau (1912 - 1994) chụp đôi tình nhân hôn nhau thắm thiết giữa lòng thành phố Paris. Bức hình được chụp vào năm 1950 và sau đó nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Những ai xem bức hình đều cho rằng tác giả thật cao tay khi "chộp" được khoảnh khắc tuyệt vời đến thế. Nhưng thật ra, để có được bức hình "để đời" như vậy, nhiếp ảnh gia Doisneau đã phải dàn cảnh. Hồi trước, trong một lần đi tìm chụp một bức ảnh về các cặp tình nhân ở Paris cho tạp chí Life, ông nảy ra ý tưởng chụp đôi tình nhân hôn nhau khi bắt gặp cô F.Bornet cùng người yêu J.Carteaud tại một trường học gần tòa thị chính Paris và ông đã nhờ họ vào vai. Thành công của bức hình đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi ai là nhân vật trong bức ảnh. Nhiều cặp tuyên bố đôi tình nhân trong hình chính là họ. Và làn sóng trên chỉ lắng xuống khi bà Bornet - chính là cô Bornet ngày nào - sau hơn 40 năm im lặng đã lên tiếng. Bà đến gặp nhiếp ảnh gia Doisneau và đưa ông xem bức ảnh gốc - có tên và chữ ký của ông hẳn hoi - được ông ký tặng vài ngày sau khi chụp bức ảnh trên. Ngày 25/04/2005, một nhà sưu tập Thụy Sĩ mua bức ảnh với giá kỷ lục: 155.000 euro (200.000 USD) - gấp 10 lần giá mời chào ban đầu. Chỉ có điều khác biệt tại buổi đấu giá là Bà Bornet đi cùng chồng - không phải người bạn trai J.Carteaud cùng chụp bức ảnh ngày nào. 7. Nụ hôn chiến thắng Bức ảnh được nhiếp ảnh gia lừng danh thế kỷ 20 - Alfred Eisenstaedt (1898-1994) - chụp, tại Times Square trong ngày V-J Day. Theo lời ông kể lại thì ông đã rất chú ý đến chàng thuỷ thủ này khi thấy anh ta vui sướng vẫy tay với tất cả những phụ nữ anh gặp, dù họ trẻ hay già. Khoảnh khắc anh hôn cô y tá biểu hiện sự lãng mạn, niềm vui tột đỉnh trong ngày vui chung của nhân loại. 8. Tuyệt thực Bức ảnh do Paul Vreeker - phóng viên ảnh người Hà Lan làm cho Reuters chụp : Vào những tháng cuối năm 04 , chính phủ Hà Lan trong một bước nỗ lực thắt chặt thủ tục nhập cư , đã có dự luật trục xuất 26000 người tị nạn thất nghiệp Và bức ảnh bạn đang xem nói về 1 người Iran tị nạn ,anh Mehdy kavousi đã tự ... khâu mí mắt và miệng lại và tuyệt thực để phản đối việc bị trục xuất khỏi Hà Lan trong vòng 44 ngày . Những nhà chức trách thì yêu cầu anh phải kí điền vào môt cái form ...ở IRAN ( ! ) . Bộ phận kiểm soát việc nhập cảnh thì kiên quyết từ chối yêu cầu được ở lại HàLan của anh chàng Iran lì lợm này . Nhưng sau 1 tháng kể từ sau việc chống đối với quyết định của chính quyền , trường hợp của Kavousi đã được xem xét lại và đã được trở thành ngoại lệ ! 9. Bước chân tới vườn địa đàng: Đây là tác phẩm thứ hai của Eugene Smith mà tôi giới thiệu ở đây (bức thứ nhất: Hãy cứu tôi). Bức ảnh được đánh giá không chỉ hoàn hảo về mặt kỹ thuật mà cả sự ra đời của nó. Bức ảnh chụp hai đứa trẻ, một gái, một trai đang dắt tay nhau vượt qua góc khuất tối, qua vòm lá tựa như một vòm cổng để đi về phía ánh sáng của khu vườn hạnh phúc, diễn tả ước mơ được sống cho tình yêu của con người trong trắng, tinh khiết. Khoảnh khắc này được ông lưu lại tại khu vườn nhà ông, trong thời kỳ ông dưỡng bệnh sau một ca đại phẫu. Hai đứa trẻ chính là hai đứa con thân yêu của ông (một điều cũng ít gặp ở VN ) 10. Tommie Smith và John Carlos Dù bạn da trắng, da vàng hay da đen bạn đều có chung dòng máu đỏ: Năm 1968, tại Olimpics thế giới tổ chức tại Mexico City, hai vận động viên Tommie Smith và John Carlos của đoàn thể thao Hoa Kỳ khi bước lên bục nhận huy chương đã giơ cao cánh tay có đeo găng để phản đối tình trạng kỳ thị chủng tộc ở đất nước mình. Mặc dù bị tước quyền thi đấu, nhưng hành động của họ đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, hành động đó vẫn còn mang tính thời sự đến ngày này, khi mà đâu đó vẫn còn sự phân biệt chủng tộc. 11. Che Guevara Có những con người mà chính kẻ thù cũng phải khâm phục: Đó là câu nói của ông Fidel Castro khi nói về Che Guevara - người anh hùng giải phóng dân tộc của châu Mỹ La Tinh - Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Alberto Korda (1929-2001) chụp Che Guevara tháng 3 năm 1960, đúng vào dịp lễ tưởng niệm những người thuỷ thủ Bỉ trên con tàu định mệnh chuyên chở vũ khí vào CuBa đã bị những lực lượng phản cách mạng đánh đắm. Ông đứng trên lễ đài và trong "khoảnh khắc quyết định", hình ảnh này qua ống kính "lọt vào trái tim" của Korda, và ông đã bấm máy. Hình ảnh của Che Guevara đã biểu tượng cho khí phách, sự hiện ngang, mạnh mẽ, sống có lý tưởng và chiến đấu vì chân lý của nhiều thế hệ trẻ cho đến ngày nay. Đây cũng là hình ảnh được sao chụp, có nhiều biến thể nhất và được in trên nhiều chất liệu nhất trên thế giới này. 12 . Tự thiêu Năm 1963, phong trào đấu tranh của Tăng Ni Phật tử chống chính sách phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao trào. Vào mùa Phật Đảng năm ấy, ông Diệm lại có chỉ thị cấm treo cờ Phật giáo. Sự đàn áp và bắt bới Tăng Ni Phật tử diễn ra liên tục từ Huế vào đến Sài Gòn càng làm cho làn sóng biểu tình phản đối dấy lên mạnh mẽ hơn bao giờ. Ngày 11-6, từ tổ đình Phật Bửu Tự (đường Cao Thắng - Sài Gòn), hơn 300 Tăng Ni Phật tử đã biểu tình đi dài đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng 8). Tại đây Bồ tát Thích Quảng Đức (TQĐ) đã tự thiêu. Sau khi làm lễ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, Ngài ngồi kiết già, tay bắt ấn Cam Lộ, quay mặt về hướng Tây. Ngài tự đổ xăng lên khắp người và mồi lửa được bật lên.... Các Tăng Ni phong tỏa các ngả đường, cả xe cứu hỏa cũng không vào được. Ngọn lửa cứ bốc cao dần.... một vài người, trong đó có cả phóng viên nước ngoài, Peter Brown (người Mỹ) phóng viên hãng thông tấn UPI chụp được và đưa ra ngay trong năm 63 sau đó đã đoạt giải nhất ảnh báo chí thế giới ================================================== ========= Riêng tại Việt Nam, bức ảnh trên được biết đến với tác giả Nguyễn Văn Thông ================================================== ========== 13. Thành phố Hiroshima Bức ảnh này do nhà nhiếp ảnh George Silk chụp thành phố Hiroshima (Nhật Bản) 3 tuần sau khi nó bị san bằng bởi quả bom nguyên tử của Mỹ năm 1945, một tội ác mà nhân loại không thể nào quên (bức ảnh này nằm trong cuốn sách "100 bức ảnh đã làm thay đổi thế giới") 14. Người đàn ông Marlboro Đây là bức ảnh do Leonard McCombe chụp C.H.Long, một đốc công 39 tuổi của trang trại JA ở Texas. Năm 1949, khi bức ảnh của Long được đăng tải trên tạp chí LIFE, hãng quảng cáo Leo Burnett đã nhận ra một ý tưởng quảng cáo độc đáo, và thế là danh xưng "Người đàn ông Marlboro" (Marlboro Man) dựa trên bức ảnh của Long đã trở thành hình ảnh quảng cáo cực kỳ thành công, giúp Marlboro trở thành nhãn hiệu thuốc lá hàng đầu thế giới 15. Đương đầu với dãy xe tăng GIẢI THƯỞNG NĂM 1989 - Charlie Cole Charlie Cole kể lại câu chuyện ông đã chụp được tấm hình đầy kịch tính hồi năm 1989. Đó là hình chụp một người biểu tình đương đầu với một dãy xe tăng của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân ở Quảng Trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, trong cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ. Không ai biết điều gì đã xảy ra đối với ‘người đàn ông xách túi đồ’ sau khi ông này bị cảnh sát mật Trung Quốc lôi đi, nhưng sự kiện đã dấy lên sự phản đối quốc tế mãnh liệt. Và dưới đây là câu chuyện kể của Charlie Cole Tháng Năm 1989, là một nhiếp ảnh gia của tạp chí Newsweek, tôi được gửi đi Bắc Kinh. Khi đó, các cuộc biểu tình của sinh viên ngày càng nhiều lên. Hai nhà nhiếp ảnh khác của tạp chí là Peter Turnley và Andy Hernandez đã có mặt ở đó từ trước. Vài ngày sau khi tôi tới nơi, các cuộc biểu tình dường như đã qua giai đoạn đỉnh điểm. Từng đám người biểu tình và các hoạt động giảm xuống tới mức rất nhiều phóng viên, các nhiếp ảnh gia bắt đầu quay trở về văn ph*ng của họ đặt rải rác ở các nơi trong vùng Á châu. Newsweek bảo tôi cứ ở lại. Buổi chiều tối ngày Ba tháng Sáu, sau một ngày đương đầu căng thẳng giữa phía quân đội và những người biểu tình, quân đội bắt đầu bao vây trung tâm thành phố và cuối cùng, họ cho xe tăng và xe bọc thép vào ngay giữa Quảng Trường Thiên An Môn. Phía trên quảng trường, ở ngay trước Tử Cấm Thành, một chiếc xe bọc thép bị xé lẻ khỏi đội hình. Trong lúc hoảng loạn tìm cách thoát khỏi đám đông, chiếc xe này đã cán lên một số người biểu tình. Ngay lập tức, điều đó đã làm dấy lên tình trạng bạo lực. Đám đông chặn chiếc xe, lôi những người lính ra, giết chết rồi phóng hoả đốt xe. Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt một số tiểu đội lính đứng cách đó khoảng 150 mét. Đứng cạnh những chiếc xe đang bốc cháy, tôi nhìn xuống đại lộ và qua ngọn lửa màu vàng, tôi đã thấy binh lính lên đạn các khẩu AK-47. Cảnh sát mật Tôi nhìn quanh, định tìm chỗ nấp nhưng không có. Nơi duy nhất có thể trú ẩn được là đi ngược lên Đại Lộ Trường An, gần với Khách Sạn Bắc Kinh. Khi tôi vừa đến gần những tán cây trên phố thì quân đội nổ sung vào đám đông ở phía trên quảng trường. Mọi người hoảng loạn khi bị bắn. Trời rất tối nên tôi không thể chụp ảnh, mà khi đó lại không thể dùng đèn flash được. Tôi nhìn quanh và phát hiện ra là chỉ có một nơi duy nhất có thể chụp hình. Đó là mái của một toà nhà, nơi có thể chứng kiến được quang cảnh quảng trường cùng tình trạng lộn xộn ở đó. Tôi vào khách sạn Bắc Kinh, nơi có thể nhìn được quang cảnh phía trên của quảng trường, nhưng bị cảnh sát mật thuộc ph*ng An ninh Công cộng Trung Quốc chặn lại. Một cảnh sát mật chạy tới, dùng dùi cui điện chọc vào sườn. Những người khác đấm đã tôi. Họ tước lấy túi ảnh của tôi và lấy đi tất cả những cuốn phim tôi chụp chiều hôm đó. Họ định giữ những chiếc máy ảnh nhưng tôi nói với họ rằng máy ảnh sẽ chả làm được tích sự gì khi không có phim. Họ trả máy lại và tôi nói tôi sẽ đi lên ph*ng riêng. Các cảnh sát mật đã bỏ sót ba cuốn phim chưa rửa mà tôi cất ở túi trong. Bị thương Trong lúc chạy ngang của sảnh khách sạn, tôi va vào ông bạn Stuart Franklin, nhiếp ảnh của tạp chí Magnum được cử sang làm việc cho tạp chí Time. Stuart ở tầng tám của khách sạn và nếu đứng từ ban-công, chúng tôi có thể thấy tương đối rõ những gì đang diễn ra. Lúc này tôi đếm được 64 người bị thương hoặc bị giết. Tôi và Stuard cố gắng chụp thêm các bức hình dựa vào ánh sáng đèn đường, nhưng không kết quả lắm. Nơi trước đó từng có hàng trăm người tụ tập thì nay chỉ còn những chiếc xe đạp bị quẳng lại bên những chiếc xe buýt bị đốt cháy. Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng, hàng đoàn xe tăng chạy vào quảng trường nghiền nát xe buýt, xe đạp và người dưới bánh xích. Ngày hôm sau, ngày 5 tháng Sáu, tôi và Stuard lại ra ban công theo dõi tình hình. Khi trời sáng, hàng trăm lính xếp hàng trước lối vào quảng trường. Họ nấp sau những chướng ngại vật, chĩa tiểu liên vào sinh viên và dân cư tò mò đang đứng cách đó khoảng 100 mét. Chúng tôi nhìn thấy là hầu như trên mái nhà nào, kể cả toà nhà chúng tôi đang đứng, cũng có cảnh sát mật mang ống nhòm và đài radio đang tìm cách kiểm soát tình hình. Vào khoảng trưa, chúng tôi nghe tiếng xe bọc thép nổ máy và bắt đầu rời quảng trường. Để giải tán đám đông ở Đại lộ Trường An, một số súng máy đã nhả đạn vào đám đông. Mọi người bỏ chạy vì hoảng loạn. Người đàn ông với túi đồ Ngay sau đó, khoảng 25 xe tăng xếp hàng bắt đầu lăn bánh theo cùng hướng dọc theo đại lộ. Đột nhiên, chúng tôi thấy một thanh niên bước ra từ lề đường, một tay cầm chiếc áo khoác, tay kia cầm túi siêu thị bước vào lối đi của những chiếc xe tăng với ý định chặn đoàn xe lại. Thật là chuyện không thể tin được, nhất là sau tất cả những gì đã xảy ra. Không thể tin được điều đó, tôi vừa tiếp tục chụp ảnh, vừa dự đoán về số phận bất hạnh của anh. Và tôi ngạc nhiên khi thấy chiếc xe tăng đi đầu dừng lại rồi tìm cách đi vòng quanh người thanh niên. Thế nhưng anh lại tiếp tục chặn đầu xe. Cuối cùng, cảnh sát mật tóm lấy người thanh niên và và lôi anh đi. Tôi và Stuart nhìn nhau, cùng kinh ngạc về những gì mình vừa mới chứng kiến và ghi lại được bằng hình ảnh. Sau đó, Stuart đi đến trường Đại Học Tổng Hợp Bắc Kinh còn tôi ở lại chờ đón những gì sẽ tới. Ngay sau khi Stuart rời khỏi, các cảnh sát mật đã bật tung phòng khách sạn của chúng tôi. Bốn nhân viên tràn vào, đánh tôi trong lúc một số người khác thì giằng lấy chiếc máy ảnh. Họ lôi phim ra khỏi chiếc máy ảnh và thu hộ chiếu của tôi. Sau đó, họ buộc tôi viết rằng tôi đã chụp ảnh trong lúc có thiết quân luật, và việc mà khi đó tôi không biết rằng sẽ đi theo một án tù nặng nề. Sau đó, họ để một người canh gác tại cửa ph*ng. Tôi đã kịp cất cuốn phim có chụp hình xe tăng trong hộp nhựa rồi giấu trong bể chứa nước của bồn cầu. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng. Khi họ bỏ đi, tôi đã lấy ra và mang tới Hiệp Hội Báo Chí tráng rửa và chuyển về cho Newsweek ở New York. Ba nhiếp ảnh gia khác cũng đã chụp được hình ảnh này từ những góc độ khác nhau. Rất nhiều cơ quan và các tạp chí đã tìm cách xác định danh tính người thanh niên và những gì đã xảy ra với anh sau đó. Một số người nói anh tên là là Vương @ỵ Lâm, nhưng không chắc chắn lắm. Cá nhân tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đã thủ tiêu anh. Có lẽ để anh xuất hiện thay vì phải im lặng thì sẽ có lợi hơn cho chính phủ trước sự giận dữ của thế giới. Nhưng họ không làm vậy. Khi đó, nhiều người đã bị xử tử với những hành vi ít nghiêm trọng hơn nhiều so với hành động của anh. Tôi tin rằng hành động của anh đã chinh phục trái tim mọi người ở khắp nơi. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng. Anh trở thành biểu tượng, tôi chỉ là một người cầm máy. Tôi thấy tự hào vì mình đã ở nơi đó 16. GIẢI THƯỞNG NĂM 1983 - Mustafa Bozdemir Phóng viên ảnh Bozdemir đã chứng kiến cảnh "tóc bạc lại tiễn tóc đen" : tất cả 5 người con của cô Kezban Ozer đều bị chôn sống sau một trận động đất lớn ở phía đông của Thổ Nhĩ Kì tại Koyunoren , vào ngày 30 tháng 10 năm 1983 17. GIẢI THƯỞNG NĂM 1984 - Pablo Bartholomew Bhopal, Ấn Độ, Tháng 12 năm 1984. Rò rỉ khí ga độc hại là nguyên nhân dẫn đến cái chết của đứa bé. Bức tranh thể hiện mặt trái của công nghiệp hóa |
15-06-2008, 10:21 | |
Member
Join Date: 13-06-2008
Posts: 191
KL$:
2
Awarded 27 time(s) Sent 16 thank(s) Received 28 thank(s) School: High School of Life
Class: A (1990-1993)
|
Thế nên 3 tháng sau nó thấy tội lỗi quá nên tự sát
------------------------------ Kí cọt gì, uống đã, kí sau |
16-06-2008, 00:53 | |
V.I.P
Join Date: 22-05-2007
Posts: 1.655
KL$:
198
Awarded 33 time(s) Sent 142 thank(s) Received 253 thank(s) School: lều xanh
Class: A8 (2009-2012)
|
nhìn cái này lại nhớ đến cái bài ảnh của ông fóng viên Tây tây về 2 mẹ con j j ở cầu Thăng Long
------------------------------ .Quên.
|
16-06-2008, 15:35 | |
V.I.P
Join Date: 13-05-2007
Posts: 3.766
KL$ (TOP! 18):
5.793
Awarded 118 time(s) Sent 228 thank(s) Received 421 thank(s) School: Kim Liên lớn
Class: A5 (2006-2009) Location: Chốn phồn hoa bon chen bẹp ruột :>
|
nhìn những bức ảnh này vừa sợ mà vừa thấy tội nghiệp
------------------------------ Các bạn hay oép xai của KDC thôi. Mình luôn sẵn sàng xử lý
www.kimliendsclub.info |
16-06-2008, 15:40 | |
V.I.P
Join Date: 02-01-2008
Posts: 1.583
KL$ (TOP! 24):
5.056
Awarded 33 time(s) Sent 100 thank(s) Received 83 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A4 (2007-2010) Location: 414-A5, 129 Nguyễn Trãi
|
Sưu tầm thế kia mà đc có 15$ thôi ạ? Uổng quá...
Em thik cái nụ hôn của đôi tình nhân kia nhất, đẹp, lãng mạn,.... ------------------------------ La la la... Hút hút hút... |
16-06-2008, 17:21 | |
Member
Join Date: 13-06-2008
Posts: 191
KL$:
2
Awarded 27 time(s) Sent 16 thank(s) Received 28 thank(s) School: High School of Life
Class: A (1990-1993)
|
Diễn đàn mình ko có chức năng copy y nguyên hiện trạng (chỉ copy đc phần chữ ko kèm code)
Submit xong cái topic này mờ hết cả mắt Anyway, có khá nhiều ảnh liên quan đến Việt Nam nhỉ ------------------------------ Kí cọt gì, uống đã, kí sau |
16-06-2008, 18:32 | |
V.I.P
Join Date: 22-05-2007
Posts: 1.655
KL$:
198
Awarded 33 time(s) Sent 142 thank(s) Received 253 thank(s) School: lều xanh
Class: A8 (2009-2012)
|
đã có lúc nào, những nhà chức trách, những người có thẩm quyền, những ng gọi là "nguyên thủ quốc gia", là "lãnh đạo"... nhìn lại những thời khắc đen tối của loài người???
------------------------------ .Quên.
|
16-06-2008, 23:40 | |
V.I.P
Join Date: 13-05-2007
Posts: 3.766
KL$ (TOP! 18):
5.793
Awarded 118 time(s) Sent 228 thank(s) Received 421 thank(s) School: Kim Liên lớn
Class: A5 (2006-2009) Location: Chốn phồn hoa bon chen bẹp ruột :>
|
người ta kô bao h nhìn vào quá khứ
kô quên đi quá khứ nhưng quá khứ kô thay đổi được tương lai ------------------------------ Các bạn hay oép xai của KDC thôi. Mình luôn sẵn sàng xử lý
www.kimliendsclub.info |
17-06-2008, 01:29 | |
Manager
Join Date: 03-02-2008
Posts: 3.694
KL$ (TOP! 38):
3.539
Awarded 121 time(s) Sent 1.445 thank(s) Received 845 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2007-2010) Location: Ngõ nhỏ, phố nhỏ.
|
Kinh khủng quá
Chiến tranh thật là dã man Sợ... ------------------------------ Lần ngoảnh mặt này là lần ta sợ nhất phải nhìn thấy nhau bởi có những thứ suốt đời chỉ được quyền gọi tên bằng niềm nhớ có những thứ ta muốn mang đi nhưng phải bỏ lại đó... ~ |
17-06-2008, 10:29 | |
Member
Join Date: 13-06-2008
Posts: 191
KL$:
2
Awarded 27 time(s) Sent 16 thank(s) Received 28 thank(s) School: High School of Life
Class: A (1990-1993)
|
Vừa phát hiện ra chữ đ ụ n g độ mà cũng bị chuyển thành **ng độ
Filter của diễn đàn hình như hơi quá tay thì phải ------------------------------ Kí cọt gì, uống đã, kí sau |
13-07-2008, 11:38 | |
Senior Member
Join Date: 12-07-2008
Posts: 222
KL$ (TOP! 11):
7.736
Awarded 8 time(s) Sent 77 thank(s) Received 75 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2008-2011)
|
Ảnh đáng sợ kinh hok thx cho nữa
|
07-08-2008, 23:27 | |
New Member
Join Date: 17-07-2008
Posts: 27
KL$:
309
Awarded 4 time(s) Received 4 thank(s) School: Lê Hồng Phong, Nam Định
Class: C (2004-2007)
|
đúng là những bức ảnh mang vô vàn í ngĩa :-s
------------------------------ Pe'o là ta.hahahaaa....!!!!! |